Bạn nên biết hôm nay

10 điểm mới trong điều trị bệnh van tim

Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.

Mới đây, Trưởng môn Tim mạch học Hoa Kỳ, và Hội Tim mạch học Hoa Kỳ, (ACCF/AHA 2014), đã nêu ra 10 điểm nổi bật, trong khuyến cáo mới nhất, về chẩn đoán và điều trị bệnh van tim.

1. Có sự phân loại giai đoạn trong bệnh van tim.

Sự phân loại này cho phép đánh giá, theo sự diễn tiến của bệnh lý van tim, để có thái độ xử trí phù hợp. Bao gồm 4 giai đoạn:

Giai đoạn A: nguy cơ bệnh van tim.

Giai đoạn B: bệnh tiến triển.

Giai đoạn C: bệnh van tim nặng nhưng chưa có triệu chứng.

Giai đoạn D: bệnh van tim nặng kèm triệu chứng.

2. Nhóm chuyên môn làm việc về bệnh van tim.

Đây là một điểm quan trọng trong khuyến cáo. Nhóm làm việc tối thiểu, bao gồm các thầy Thu*c nội khoa tim mạch và phẫu thuật viên, tuy vậy, những nhóm chuyên sâu, bao gồm bác sĩ lâm sàng tim mạch, tim mạch can thiệp, ngoại khoa tim mạch, chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức và y tá, (kỹ thuật viên), những người là chuyên gia trong lĩnh vực này.

3. Trung tâm, đơn vị chuyên về bệnh van tim.

Là những cơ sở, những trung tâm chuyên về các bệnh van tim, là cơ sở để các nơi có thể tham vấn, trao đổi và gửi bệnh nhân bị bệnh van tim nặng, cần có những quyết định điều trị đúng đắn.

4. Luôn đánh giá nguy cơ phẫu thuật hoặc can thiệp, đối với bệnh nhân van tim.

Khuyến cáo cho phép, dựa trên các thang điểm đánh giá nguy cơ tiền phẫu, của Hội Phẫu thuật lồng ngực, (Society of Thoracic Surgeons - STS), đánh giá nguy cơ Tu vong, mức độ ốm yếu của bệnh nhân, số lượng các cơ quan bị bệnh đi kèm, và tính chất nặng nhẹ của thủ thuật.

5. Làm nghiệm pháp gắng sức khi cần.

Mức độ khuyến cáo đã được nhấn mạnh, (Class IIa), về chỉ định làm nghiệm pháp gắng sức, để đánh giá bệnh nhân bị bệnh van tim nặng, mà chưa có triệu chứng. Đặc biệt, nghiệm pháp này được nhấn mạnh, ở bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng, chưa có triệu chứng hoặc hở van hai lá nặng, (HoHL), chưa có triệu chứng, với mục tiêu là khẳng định không triệu chứng này là đúng, hoặc đánh giá thay đổi huyết động, với gắng sức và đánh giá tiên lượng.

6. Bệnh hẹp van động mạch chủ (HC).

Sự phát triển các kỹ thuật mổ, phối hợp tốt của nhóm làm việc, và sự ra đời của phương pháp, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (TAVR), với kỹ thuật ngày càng được cải thiện, đã giúp thay đổi cái nhìn, trong khuyến cáo chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh.

7. Thay van động mạch chủ qua đường ống thông.

TAVR được khuyến cáo tương đối rộng hơn, ở bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật, nhưng nguy cơ rất cao không thể tiến hành phẫu thuật được, (Class I). TAVR là biện pháp hợp lý, để lựa chọn thay thế cho phẫu thuật, ở bệnh nhân có chỉ định can thiệp van, và nguy cơ phẫu thuật cao, (Class IIa).

8. Vấn đề điều trị HoHL tiên phát.

Chỉ định can thiệp, vẫn cho bệnh nhân HoHL mạn tính nặng có triệu chứng, rối loạn chức năng thất trái, (LVEF nhỏ hơn hoặc bằng 60% và hoặc DS lớn hơn hoặc bằng 40mm), hoặc khi tiến hành các phẫu thuật khác, (ví dụ CABG). Một số thay đổi là:

Sửa van hai lá (MVr), nên được ưu tiên lựa chọn hơn là thay van hai lá, (MVR), khi tổn thương khu trú lá sau, (Class I).

Sửa van hai lá, nên lựa chọn hơn là thay van hai lá, khi tổn thương ảnh hưởng cả lá trước hoặc cả hai lá, và việc sửa van có thể hoàn tất được tổn thương, (Class I).

Sửa van hai lá “phòng ngừa”, (sửa van ở bệnh nhân không có triệu chứng, và rối loạn chức năng thất trái bảo tồn), là hợp lý ở trung tâm có kinh nghiệm, với kinh nghiệm thành công sửa van, (HoHL sau không đáng kể) lớn hơn 95%, và nguy cơ Tu vong nhỏ hơn 1%, (Class IIa).

Sửa van hai lá là hợp lý ở bệnh nhân không triệu chứng, HoHL nặng không do thấp tim, rối loạn chức năng thất trái còn bảo tồn, mới xuất hiện rung nhĩ, hoặc áp lực động mạch phổi khi nghỉ lớn hơn 50mmHg, (Class IIa).

Sửa van hai lá, có thể cân nhắc ở bệnh nhân bị bệnh van tim hậu thấp, khi khả năng sửa van thành công cao, bệnh nhân không yên tâm khi phải dùng chống đông dài ngày, (Class IIb). Không chỉ định thay van, ở bệnh nhân tổn thương đơn độc, ít hơn nửa lá sau, trừ khi sửa không thành công.

Sửa van hai lá qua ống thông, có thể cân nhắc cho bệnh nhân nặng, có chỉ định thay van, hình thái giải phẫu phù hợp, và không thể chịu đựng được cuộc mổ, (Class IIb).

9. Điều trị HoHL thứ phát.

HoHL thứ phát, (chức năng), do giãn thất trái có một số điểm khác biệt trong điều trị. Cần phải điều trị tốt các bệnh nền, gây giãn thất trái (Class I), và tái đồng bộ cơ tim, (CRT), khi có chỉ định, (Class I). Can thiệp phẫu thuật, (cho HoHL nặng), ở bệnh nhân này là hợp lý, khi bệnh nhân được phẫu thuật cầu nối động mạch vành (Class IIa), không nên can thiệp khi HoHL vừa. Phẫu thuật chỉ nên tiến hành, ở bệnh nhân có triệu chứng nặng, (NYHA III-IV), bệnh nhân đã được điều trị nội khoa đầy đủ. Một điểm mới ở khuyến cáo này, là chấp nhận sự lựa chọn, giữa MVR hoặc MVr, (không thiên vị kỹ thuật nào).

10. Heparin trọng lượng phân tử thấp, (LMWH), là biện pháp điều trị “cầu nối”, ở bệnh nhân mang van tim cơ học.

LMWH được khuyến cáo, như là một điều trị “bắc cầu” cho bệnh nhân mang van cơ học, mà phải dừng chống đông đường uống, (warfarin), khi bệnh nhân có kế hoạch cho một cuộc phẫu thuật, hoặc can thiệp xâm lấn (Class I), (trước đây là Class IIb).

Giáo sư, tiến sĩ: Phạm Mạnh Hùng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-10-diem-moi-trong-dieu-tri-benh-van-tim-4624.html)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY