Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

11 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo tiền sản giật

Nắm được những dấu hiệu cảnh báo nhỏ nhất của biến chứng thai sản này có thể giúp cứu sống cả sản phụ và thai nhi.

Huyết áp tăng cao: Tiền sản giật là một biến chứng thai sản với triệu chứng đặc trưng là huyết áp cao và các vấn đề về chức năng của gan hay thận. Nếu không được điều trị, tiền sản giật có thể phát triển thành sản giật, gây tình trạng co giật, thậm chí tử vong. Do đó, bạn nên kiểm tra huyết áp định kỳ trong suốt thời kỳ mang thai.


Protein trong nước tiểu: Một trong những triệu chứng tiêu biểu của tiền sản giật là protein trong nước tiểu, và bạn chỉ có thể phát hiện ra dấu hiệu này khi đi khám thai. Đây có thể là do các mạch máu ở thận bị rò rỉ, cho phép protein từ máu đi vào nước tiểu. Tình trạng này có thể xảy ra khi các mạch máu co thắt do huyết áp cao.


Lượng nước tiểu giảm: Nếu bạn thấy mình ít đi tiểu hơn, đó có thể là do sự co thắt các mạch máu gây ra bởi huyết áp cao. Khi chứng tiền sản giật trở nên nghiêm trọng, sản phụ có thể đi tiểu ít hơn hoặc thậm chí không thể đi tiểu.


Sưng phù: Tiền sản giật thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ, thời điểm mà sản phụ dễ bị phù nề thông thường do tích nước nhất. Nhưng phù nề do tiền sản giật có điểm khác so với phù nề thông thường, vì tiền sản giật tường gây phù nề ở mặt và bàn tay, thay vì ở bàn chân như phù nề thông thường.


Đau đầu dữ dội: Đau đầu cũng là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng cơn đau đầu do tiền sản giật thường dữ dội hơn và kéo dài hơn nhiều. Cơn đau đầu này có thể là hệ quả trực tiếp của huyết áp cao, hoặc hệ quả gián tiếp của phù não.


Buồn nôn hoặc nôn mửa: Cảm giác nghén vào buổi sáng ở phụ nữ mang thai thường sẽ biến mất sau ba tháng đầu tiên, do đó nếu bạn vẫn gặp phải tình trạng nôn mửa vào các giai đoạn sau đó, đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa sau ba tháng đầu có thể là các mạch máu bị rò rỉ đã tạo áp lực lên gan.


Tăng cân đột ngột: Tăng cân trong thời kỳ mang thai là một tình trạng bình thường, một phần là do thai nhi phát triển, một phần là do phù nề. Tuy nhiên, nếu bạn đột ngột tăng tới vài cân chỉ trong vài ngày, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay, vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.


Thay đổi thị giác: Khoảng 25- 50% sản phụ mắc tiền sản giật cho biết họ gặp các triệu chứng về thị giác như thị lực mờ nhòe, xuất hiện các đốm đen hoặc tia chớp trước mắt, hay mắt nhạy cảm với ánh sáng. Các thay đổi này có thể là do dây thần kinh thị giác bị sưng phù, cảnh báo chứng phù não.


Phản xạ mạnh bất thường: Tình trạng tăng phản xạ là một trong những dấu hiệu tiền sản giật mà thường chỉ có thể phát hiện khi thai phụ đi khám tại bệnh viện. Sự tăng phản xạ này là do kích ứng hệ thần kinh trung ương - hệ quả của phù não.


Thở gấp và lo âu: Vào những tháng cuối của thai kỳ, thai phụ có thể cảm thấy khó thở khi các cơ quan nội tạng bị chèn ép bởi thai nhi. Nhưng tình trạng khó thở cũng có thể xảy ra do tích nước ở phổi và điều này có thể dẫn đến lo âu vì thiếu oxy.


Đau ở bụng trên phía bên phải: Bạn có thể cho rằng cơn đau ở mạn sườn là do ợ nóng hoặc do thai nhi đạp, nhưng đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật đã ảnh hưởng đến gan. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến vỡ gan, thậm chí tử vong.

Theo Ngọc Diệp/VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/suc-khoe/11-dau-hieu-tham-lang-canh-bao-tien-san-giat-881956.vov

Theo Ngọc Diệp/VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/11-dau-hieu-tham-lang-canh-bao-tien-san-giat/20230103101629601)

Tin cùng nội dung

  • Tôi muốn xin địa chỉ để phân tích ADN thai nhi trong máu mẹ, BS có thể giới thiệu cho tôi được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thanh Huong – huong…@yahoo.com.vn)
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Chăm sóc trước sinh rất quan trọng. Việc này giúp đảm bảo cho bạn và em bé có được sự khỏe mạnh tốt nhất có thể, vì vậy, hãy làm theo một số hướng dẫn đơn giản và đi khám thai đều đặn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tiền sản giật được định nghĩa là tình trạng huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu sau tuần thai thứ 20 ở phụ nữ có huyết áp bình thường trước đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY