Tin y tế hôm nay

Tin y tế

200.000 người Việt chết vì bệnh tim mạch mỗi năm

Mỗi năm nước ta có khoảng 200.000 người chết vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong, do không kiểm soát được huyết áp.

"Số liệu thống kê trên thế giới cho thấy, Covid-19 là nguyên nhân gây tử vong thứ 3, trong khi tim mạch vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu", PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, cho biết tại buổi hưởng ứng Ngày Tim mạch thế giới, sáng 24/9.

Mỗi năm, bệnh lý tim mạch bao gồm cả đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu cướp đi 17,9 triệu sinh mạng. Còn tại Việt Nam, khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh này mỗi năm, chiếm 33% tổng số ca tử vong. Trong các bệnh lý tim mạch, động mạch vành và đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế nhiều nhất.

Theo thống kê của Viện Tim mạch, tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành chiếm 25%, cứ 4 người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ gấp 4 lần và tăng nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch gấp 3 lần, so với người không mắc bệnh.

Theo ông hùng, bệnh tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. song trên thực tế, "tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn chúng ta nghĩ". nó có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kỳ lứa tuổi nào và tuổi mắc mới ngày càng trẻ hóa.

"Người trẻ thường cho rằng họ không có nguy cơ mắc bệnh nên chủ quan và không có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Đó là gánh nặng lớn cho người bệnh, gia đình cũng như toàn xã hội", ông Hùng nói.

500 người dân Bắc Ninh được tầm soát bệnh tim mạch, ngày 24/9. Ảnh: Trần Hải

Các chuyên gia cho rằng lối sống công nghiệp, ô nhiễm môi trường, thừa cân, béo phì... đã khiến con người phải đối mặt với các bệnh không lây nhiễm, bệnh nội tiết, bệnh ung thư và đặc biệt là các bệnh lý tim mạch.

Trong đó, những lý do phổ biến khiến bệnh lý tim mạch gia tăng ở người trẻ là lạm dụng rượu bia; hút thuốc (cả chủ động lẫn thụ động); ít vận động; thừa cân, có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp; thức khuya, căng thẳng...

Với người dân, các chuyên gia đưa ra 8 lời khuyên để có trái tim khỏe mạnh, gồm: Kiểm soát cân nặng, giảm cân nặng (nếu thừa cân). Không hút thuốc lá, thuốc lào. Không ăn nhiều mỡ động vật. Không ăn mặn (giảm muối trong khẩu phần ăn, dưới 6gr muối/ngày). Tập đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày. Hạn chế uống rượu bia. Tránh lo âu, căng thẳng, nên tự tạo cho mình một cuộc sống thanh thản, vui vẻ. Kiểm tra thường xuyên số đo huyết áp. Kiểm tra định kỳ các yếu tố nguy cơ khác (rối loạn đường máu, lipid máu...) để có thể kiểm soát kịp thời các yếu tố nguy cơ.

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/200-000-nguoi-viet-chet-vi-benh-tim-mach-moi-nam-4515264.html)
Từ khóa: bệnh tim mạch

Chủ đề liên quan:

bệnh tim mạch

Tin cùng nội dung

  • Dâu tây chứa rất nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe như tăng trí nhớ, giảm bệnh tim mạch, chống ung thư.
  • Bệnh mạch vành và cao mỡ máu là một “cặp bài trùng”. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh này.
  • Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y tế cộng đồng ở thành phố Boston (Mỹ) vừa phát minh thiết bị mới có tên gọi Globorisk có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Việc hoàn tất “Đề án nghiên cứu về gen trên người” đã tạo nên một cơ hội mới cho các nhà khoa học trong việc phát hiện ra các bệnh nhân...
  • Tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200.000 người, chiếm 1/4 tổng số trường hợp Tu vong tại Việt Nam.
  • Nhiều bệnh nhân cao tuổi thường có tâm lý thích sử dụng các loại Thu*c an toàn hơn từ nguồn gốc thảo dược có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nhiều người còn dùng các thực phẩm chức năng theo quảng cáo để uống thay cho các Thu*c tim mạch đang dùng.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY