Nhi Huyết học - Truyền máu hôm nay

Các chức năng trọng tâm của khoa Nhi huyết học - Truyền máu bao gồm tiếp nhận khám, theo dõi, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về máu ở trẻ. Ngoài ra, khoa còn đảm nhận các công tác xét nghiệm thường qui phục vụ bệnh nhi nội trú và bệnh nhi ngoại trú có bảo hiểm, miễn phí. Các bệnh lý nhi khoa về huyết học phổ biến như: thiếu máu, tan máu bẩm sinh (Thalassemia), rối loạn đông máu di truyền, hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền, tan máu tự miễn, các bệnh lý đông cầm máu, bệnh máu ác tính,…

400 ca ghép tế bào gốc được thực hiện tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

GiadinhNet - Sau 13 năm triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc, đến nay Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã thực hiện được 400 ca ghép, là đơn vị ghép tế bào gốc nhiều nhất tại Việt Nam.

Chia sẻ tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chiều 26/12, TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho hay, từ năm 2006, Viện bắt đầu triển khai kỹ thuật ghép tế bào gốc, đến nay đã thực hiện được 400 ca ghép. Viện trở thành đơn vị nhiều nhất và có chất lượng tại Việt Nam.

Năm 2014, Viện thành lập Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng. Chỉ mấy tháng sau thành lập, Viện đã thực hiện thành công từ máu dây rốn không cùng huyết thống. Đây là sự kiện mở ra hi vọng cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh về máu mà không có người hiến tế bào gốc phù hợp.

TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

TS Khánh cho hay hiện Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đang lưu trữ trên 4.000 mẫu phục vụ cho ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu và các bệnh lý liên quan khác.

Cũng tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, 35 năm thành lập và phát triển là chặng đường đánh dấu việc khởi xướng nhiều chương trình, sự kiện vận động hiến máu có quy mô lớn như Lễ hội Xuân Hồng, Hành trình Đỏ... Nhờ đó, lượng máu Viện tiếp nhận được hàng năm tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2019, lượng máu tiếp nhận đạt hơn 355.000 đơn vị, gấp 100 lần so với thời điểm 25 năm trước (1994).

Viện đã thành lập 3 điểm hiến máu cố định (tại quận Hoàn Kiếm vào tháng 6/2019; quận Thanh Xuân vào tháng 10/2019 và quận Đống Đa vào tháng 12/2019). Trung bình tại mỗi điểm hiến máu cố định tiếp nhận khoảng 300-400 đơn vị máu/tháng.

Nhiều người dân tham gia hiến máu tình nguyện trong ngày khai trương điểm hiến máu cố định số 3 (Đống Đa - Hà Nội), sáng 26/12.

Nhờ những điểm hiến máu cố định, nhiều cán bộ, nhân viên của các cơ quan, đơn vị, người dân tại các địa bàn lân cận cũng có thể tranh thủ thời gian đến tham gia hiến máu.

Tại các điểm hiến máu cố định này, thông qua quà tặng là các gói xét nghiệm, người hiến máu có thể biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe như: Số lượng các thành phần tế bào máu, chức năng gan, thận, chẩn đoán sớm và kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh về máu, tầm soát ung thư…

Từ đó, người hiến máu được phát hiện, sàng lọc sớm các bất thường để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, rèn luyện sức khỏe để tích cực tham gia hiến máu nhắc lại thường xuyên hoặc được tư vấn để có các chăm sóc y tế chuyên sâu hơn.

"Gói xét nghiệm quà tặng cho người hiến máu cũng phù hợp với chủ trương lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân của Bộ Y tế" - TS Bạch Quốc Khánh nhấn mạnh tại lễ khai trương điểm hiến máu cố định quận Đống Đa (tại Phòng khám Đa khoa số 2, Trung tâm Y tế quận Đống Đa, số 10, ngõ 122 đường Láng), sáng 26/12.

Nhiều địa phương thiếu máu điều trị dịp Tết Canh Tý 2020

TS Bạch Quốc Khánh cho hay, thời điểm cuối năm và Tết Nguyên đán, nhiều địa phương trong cả nước đều đang đối mặt với tình trạng khan hiếm máu cho điều trị do thiếu nguồn người hiến máu, đặc biệt là thiếu nhóm máu O, A. Ước tính cả nước cần 300.000 đơn vị máu trong dịp này; tuy nhiên, theo kế hoạch, lượng tiếp nhận nhiều nhất chỉ được khoảng 200.000 đơn vị.

Riêng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cần 80.000 đơn vị máu để phục vụ nhu cầu cấp cứu và điều trị trong 3 tháng (từ tháng 12/2019 – tháng 2/2020), trong đó nhóm máu O và nhómmáu A cần tổng cộng 50.000 đơn vị máu.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/400-ca-ghep-te-bao-goc-duoc-thuc-hien-tai-vien-huyet-hoc-truyen-mau-trung-uong-20191226180034786.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY