Bạn nên biết hôm nay

5 mẹo đơn giản tránh cảm cúm trong mùa lạnh

Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
Rửa tay thường xuyên Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, rửa tay thường xuyên có hiệu quả lớn trong bảo vệ sức khỏe. Rửa tay đặc biệt cần thiết sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi chạm vào các vật dụng ở nơi công cộng như vòi nước, ổ điện hay tay nắm cửa…

Ngoài ra, hãy cố gắng đừng chạm vào mặt của bạn. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng theo nghiên cứu, trung bình cứ 20 giây thì người Mỹ lại chạm vào mắt, mũi, miệng của họ một lần. Tiến sĩ Gregory Poland, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu vắc xin tại Mayo Clinic, Rochester, bang Minnesota, Mỹ cho biết việc làm này chẳng khác nào “tiếp tay” để cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Đi ngủ sớm

Bạn cần ngủ nhiều để giữ cho hệ thống miễn dịch của mình luôn ở trong trạng thái tốt nhất, đặc biệt là vào thời điểm có thời tiết khắc nghiệt trong năm.

Ăn thực phẩm bổ dưỡng với nhiều vitamin

Điều này cũng giúp giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ. mùa lạnh và các đợt dịch cúm thông thường đi cùng với thời điểm của các bữa tiệc cuối năm, dịp tết nguyên đán hay các lễ hội đầu năm mới. Vì vậy, hãy cố gắng điền vào thực đơn ăn uống của bạn đầy đủ các loại rau xanh cho bữa trưa và bữa tối. Ngoài ra, cố gắng ăn nhẹ bằng trái cây bổ dưỡng trong suốt cả ngày.

Tập thể dục

Thời tiết rét buốt gây ra tâm lý e ngại trong việc tập luyện các bài tập thể chất, nhưng hãy cố gắng thực hiện nhiều vận động nhất có thể trong những tháng lạnh cuối năm, đơn giản như việc đi bộ hay leo cầu thang cũng rất có ích. Tập thể dục thường xuyên cũng là một cách tăng cường hệ thống miễn dịch, qua đó ngăn cản những cơn cảm cúm kéo dài.

Sử dụng viên ngậm bổ sung vitamin và kẽm

Nếu bạn cảm thấy thời tiết quá lạnh và bạn không thể ngăn chặn các mầm bệnh lây lan trong mùa đông (đặc biệt với sức đề kháng yếu ớt của trẻ em) , hãy thử sử dụng các dạng viên ngậm bổ sung vitamin và kẽm . Kết quả trong một ấn phẩm về khoáng chất của tap chí Cochrane Database of Systematic Reviews cho thấy việc bổ sung khoáng chất kẽm làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng cảm lạnh thông thường, cũng như giảm thời gian mắc chứng cảm lạnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-5-meo-don-gian-tranh-cam-cum-trong-mua-lanh-4871.html)

Chủ đề liên quan:

cảm cúm đơn giản mùa lạnh

Tin cùng nội dung

  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY