Dáng đẹp hôm nay

5 thực phẩm thần thánh giúp mẹ dễ đẻ thường, không đau

Bổ sung các loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày trong những tháng cuối của thai kỳ là bí kíp giúp mẹ bầu sinh dễ dàng hơn.

Ăn chè mè/vừng đen vào tuần thứ 35 của thai kỳ

Từ tuần thai thứ 35, mẹ bầu có ăn chè vừng đen (mè đen) nấu với bột sắn dây. Mỗi ngày ăn một lần. Vừng đen chứa dầu, protein, vitamin E, axit folic có thể hỗ trợ quá trình sinh nở của chị em được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Ngoài ra, món ăn này còn giúp bổ máu, giảm thiếu máu, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da, đẹp tóc... Do đó, bà bầu ở những tuần cuối của thai kỳ nên bổ sung món ăn từ vừng đen để việc sinh nở được dễ dàng hơn.

Ăn dứa/thơm vào tuần thứ 39 của thai kỳ

Trong dứa có chứa nhiều chất bromelain - một loại enzyme gây co thắt và làm mềm cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Do đó, gần như suốt thai kỳ mẹ bầu nên kiêng ăn loại quả này.

Tuy nhiên, khi đến gần ngày sinh, mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép dứa để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Mẹ nên lưu ý, dứa phải gọt vỏ, loại bỏ hết các mắt, rửa thật sạch để tránh ngộ độc. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây tiêu chảy. Đặc biệt, những người bị đau dạ dày không nên dùng cách này.

Ăn rau lang từ tuần thứ 39 của thai kỳ

Rau lang có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai. Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên ăn loại rau này có thể rút ngắn thời gian sinh con vì nó giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm đáng kể các cơn đau.

Mẹ bầu cũng có thể ăn rau lang ngay sau khi sinh để có nhiều sữa hơn cho bé.

Ăn cà tím vào tuần cuối của thai kỳ

Theo kinh nghiệm dân gian, ăn cà tím vào tháng cuối thai kỳ có thể giúp cổ tử cung co giãn tốt hơn, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng.

Uống nước lá tía tô

Tía tô vị cay, tính ấm, được sự dụng trong một số bài Thu*c có tác dụng an thai, giúp giảm ốm nghén. Đến gần ngày dự sinh, mẹ có thể dùng tía tô tươi sắc với 2 lít nước để lấy 1 lít. Nước tía tô càng đặc càng tốt.

Uống nước tía tô khi còn ấm để phát huy hiệu quả tối đa. Hoặc có thể để nước tía tô nguội rồi cho vào bình thủy tinh uống dần.

Đến thời điểm có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ vẫn có thể uôgns nước lá tía tô để giúp cổ tử cung mở nhanh và con chào đời dễ dàng hơn.

Theo Khoevadep

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/5-thuc-pham-than-thanh-giup-me-de-de-thuong-khong-dau-20200701151008764.html)

Tin cùng nội dung

  • Đối với những người bị bệnh hen phế quản khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu ôxy cho thai nhi.
  • Trong thời kỳ mang thai, các nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, các vitamin và khoáng chất đều tăng lên để đáp ứng sự phát triển của cả mẹ và con.
  • Trong thời kỳ mang thai, do thay đổi về hooc-môn, chế độ dinh dưỡng,… nên nhiều thai phụ thường gặp phải những vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu…
  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY