Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

60 mili giây cho một cuộc tấn công: Bọ ngựa đang tạo ra một dấu hỏi lớn cho các nhà khoa học

Bọ ngựa tấn công nhanh như thế nào tùy thuộc vào tốc độ của con mồi.

Một hình ảnh slow-motion cho thấy cách những chú bọ ngựa tóm lấy con mồi với độ chính xác cực nhanh.

Những kẻ săn mồi có "vũ trang" này điều chỉnh thời gian của các cuộc tấn công theo tốc độ và chuyển động của con mồi, với thời gian chỉ tính bằng giây hoặc nhanh hơn thế nữa. Các chiến binh bọ ngựa thậm chí có thể dừng giữa chừng cuộc tấn công ngay lập tức nếu có sự nhầm lẫn về con mồi. Đây là những thông tin mà các nhà khoa học đã báo cáo trong một nghiên cứu mới.

Bọ ngựa là loài săn mồi phục kích, thay vì ẩn nấp, rình rập hoặc đuổi theo con mồi, chúng chọn đối tượng và sau đó chờ đợi, bất động, hai cánh tay có gai nhọn của chúng gập lại và sẵn sàng. Khi nạn nhân xấu số tiến lại gần, con bọ ngựa lao tới và chộp lấy, giữ chặt lấy cơ thể đang quằn quại của con mồi. Bọ ngựa sau đó ăn thịt còn mồi còn sống gần như ngay lập tức.

Kiểu săn mồi tiếp cận và ngồi chờ này từ lâu đã được cho là phù hợp với tất cả kích thước cơ thể của kẻ săn mồi, và sử dụng cùng một kỹ thuật lặp đi lặp lại, tiến sĩ Khoa Động vật học Ross Rossoni- tác giả chính của nghiên cứu, Đại học Cambridge, Anh cho biết.

Tiến sĩ Rossoni và đồng tác giả Jeremy Niven, một giảng viên cao cấp tại Đại học Sussex ở Anh, cho rằng các cuộc tấn công phục kích của bọ ngựa có thể linh hoạt hơn.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm điều đó bằng cách quan sát và ghi lại thói quen săn bắt của loài bọ ngựa Madagascan (Polyspilota aeruginosa) khi tạo ra "đấu trường" rồi cung cấp cho chúng những con côn trùng nhỏ hoặc hạt nhỏ làm mục tiêu tấn công. Thí nghiệm được quay lại với tốc độ 200 khung hình mỗi giây.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã xem xét và phân tích các cảnh quay chậm của chuyển động. Họ phát hiện ra rằng tốc độ các cuộc đi săn rất khác nhau, một số lần thời gian bắt được con mồi chỉ dừng lại ở con số 60 mili giây (0,06 giây) nhưng một số lần kéo dài gần gấp năm lần, lên tới 290 mili giây.

Tốc độ của các cuộc tấn công của bọ ngựa thay đổi để đáp ứng với tốc độ di chuyển của con mồi.

Cách bọ ngựa bắt mồi với tốc độ và độ chính xác cực chuẩn.

Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là đôi khi bọ ngựa sẽ "tạm dừng" cuộc tấn công giữa chừng để điều chỉnh cuộc tấn công nếu chúng di chuyển quá sớm hoặc để bỏ đi một động thái không đúng lúc trước khi chúng bắt được con mồi - một hành vi chưa từng được mô tả trước đây, Tiến sĩ Rossoni nói.

Điều này cho thấy bọ ngựa đã xác định được con mồi của chúng và tính toán tốc độ, quỹ đạo của con mồi để xác định chính xác khi nào chúng nên tóm lấy nó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những con côn trùng này đang nhập những con số vào cái đầu nhỏ bé của chúng.

Tiến sĩ Rossoni cho biết, "Tôi không cho rằng chúng có thể làm toán giống như con người. Nhưng hệ thần kinh của bọ ngựa bằng cách nào đó có khả năng biến đổi thông tin hình ảnh về con mồi một cách đúng lúc, tiếp đó chỉ đạo cho đôi tay vồ lấy con mồi.

Đối với một bộ não nhỏ như của bọ ngựa, điều đó thật ghê gớm! Vì vậy, chúng tôi muốn biết cấu trúc hệ thống thần kinh của chúng như thế nào trong nghiên cứu tiếp theo.".

Những phát hiện này được công bố trực tuyến ngày 13/5 trên tạp chí Biology Letters.

Bài viết sử dụng nguồn từ Live Science.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/60-mili-giay-cho-mot-cuoc-tan-cong-bo-ngua-dang-tao-ra-mot-dau-hoi-lon-cho-cac-nha-khoa-hoc-20200521170130546.htm)

Tin cùng nội dung

  • Từ mỡ lợn đến bơ, từ dầu hạt cải, dầu vừng đến “mốt” mới nhất là dầu dừa, dầu ôliu… đều được khẳng định là rất tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng chúng có thực sự là những loại chất béo tốt nhất dùng để nấu nướng?
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Đang cấp cứu cho 2 nạn nhân T*i n*n giao thông thì xuất hiện nhóm thanh niên khoảng 8 người xông vào BV Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) chửi bới và đuổi y, bác sĩ đi rồi đập phá trang thiết bị trong phòng cấp cứu.
  • Có lẽ đây là tình trạng xảy ra với rất nhiều người và cũng vô vàn lời thắc mắc tại sao. Liệu tình trạng này là bình thường hay bất thường, liệu có phải bạn đang mắc một căn bệnh hay một rối loạn nào đó? Hãy đọc những luận điểm sau đây và tự tìm ra câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này!
  • Làm từng việc một, hãy làm việc quan trọng hơn trước. Có như vậy, não bộ mới có thể xử lý thông tin với hiệu suất cao nhất.
  • Thói quen lười vận động là nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở dân văn phòng.
  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • Nhắc đến bọ ngựa, người ta thường chỉ nhắc đến tính hung bạo của nó, vì nó là “sát thủ” giết ch*t bạn tình của mình sau khi gần nhau... Nhưng bản thân con bọ ngựa có thể dùng làm Thuốc.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY