Bạn nên biết hôm nay

7 cách đơn giản phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Không ai muốn bị ngộ độc thực phẩm, nhất là sau bữa cơm ngày tết. Vì thế hãy trang bị cho mình những vũ khí đơn giản và hiệu quả để ngăn ngừa chuyện xấu xảy ra.
1. Rửa tay Một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa thực phẩm">ngộ độc thực phẩm cũng là cách dễ làm nhất. Đơn giản là hãy rửa tay thường xuyên. Việc này hay được áp dụng khi nấu ở nhà hơn là khi ăn ngoài hàng, nhưng bạn có thể hy vọng rằng các nhân viên nhà hàng cũng tuân thủ nguyên tắc này.

Hãy đảm bảo là bạn đã rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi nấu ăn để ngăn ngừa vi khuẩn và mầm bệnh lây lan, và rửa tay lại một lần nữa sau khi đã nấu song. Cũng cần rửa tay sạch sau khi chế biến thịt hoặc trứng sống.

2. Giữ thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp

Điều này có nghĩa là nên để thực phẩm lạnh trong tủ lạnh cho đến khi sẵn sàng sử dụng. Cũng vậy, khi đi chợ về, hãy cất ngay mọi thứ vào chỗ thích hợp trong tủ lạnh. Điều này sẽ giúp thực phẩm không bị ôi thiu khiến bạn có thể bị bệnh nặng mà không rõ tại sao.

3. Cất riêng thực phẩm sống

Khi nấu ăn, những thực phẩm tiếp xúc với thịt hoặc trứng sống có thể bị nhiễm bẩn và khiến bạn bị bệnh. Hãy chế biến thực phẩm sống riêng với thực phẩm đã nấu chín cũng như với những thực phẩm mà bạn định ăn sống, như trái cây hoặc rau. Cũng nên cất thịt và trứng sống ở ngăn đáy của tủ lạnh để nước chảy ra từ thịt hoặc trứng vỡ không nhiễm bẩn xuống thực phẩm bên dưới.

4. Rã đông trong tủ lạnh

Nhiều khi chúng ta quên rã đông món thực phẩm cần dùng cho bữa tối, và thế là ta bỏ nó ra ngoài tủ lạnh để nó tan đá nhanh hơn. Nhưng hóa ra cách làm này lại khá là không an toàn. Cách tốt hơn là hãy rã đông thực phẩm ngay trong ngăn mát của tủ lạnh để nó không bị ấm quá, nhờ đó sẽ ngăn không cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Nếu vội, hãy dùng lò vi sóng đặt ở chế độ rã đông.

5. Kiểm tra hạn dùng

Chỉ cần liếc qua là bạn có thể dễ dàng biết được hạn dùng của thực phẩm. Hạn dùng sẽ cho biết liệu món đó đã qua thời điểm sử dụng tốt nhất hay chưa. Hạn sử dụng không như nhau và phần lớn thực phẩm vẫn còn dùng được một vài ngày sau hạn này. Tuy nhiên, chất lượng của thực phẩm lúc đó sẽ không còn tốt nữa. Vì thế với thực phẩm quá hạn tốt nhất là nên bỏ đi.

6. Chọn nhà hàng uy tín

Phần lớn các chuỗi nhà hàng đều an toàn vì họ phải tuân thủ các qui định nghiêm ngặt. Các cơ sở tư nhân cũng phải tuân theo những quy định này, nhưng có thể lỏng lẻo hơn do không có công ty “mẹ” để giám sát liên tục.

Nói chung, bạn sẽ muốn chỗ ăn luôn sạch sẽ, nhân viên ăn mặc gọn gàng, niềm nở và không hành động như thể đang che giấu điều gì đó. Bạn cũng có thể tìm thông tin về các vụ vi phạm an toàn thực phẩm trên mạng.

7. Không mạo hiểm

Nếu bạn cảm thấy hơi nghi ngờ về loại thực phẩm hoặc một nhà hàng nào đó, thì đừng ăn thực phẩm đó và đi tìm một nhà hàng khác. Nếu bạn thấy món ăn có hình thức hoặc mùi vị “kì kì”, thì tốt nhất là bỏ nó đi thay vì cố thử. Hãy nhớ câu thành ngữ “Đã nghi ngờ thì đừng có dùng.”

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-7-cach-don-gian-phong-ngua-ngo-doc-thuc-pham-4765.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY