Nội tiết hôm nay

Nội tiết là chuyên khoa trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị với tính chất theo dõi lâu dài dựa trên đặc tính bệnh - là các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Các bệnh thường gặp bao gồm: tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, chậm phát triển, huyết áp thấp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, loãng xương, viêm xương biến dạng, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận,...

7 dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh rối loạn nội tiết: Cần kiểm tra sớm để điều chỉnh ngay

Rối loạn nội tiết sẽ gây ra những triệu chứng bất thường trong cơ thể, suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và chất lượng sống. Đây là dấu hiệu cần biết .

Nội tiết của phụ nữ thực sự quan trọng và chi phối lớn đến sức khỏe của mỗi người. Nếu trong trường hợp bạn xuất hiện 7 dấu hiệu sau đây thì hãy nhanh chóng kiểm tra vì khả năng cao bạn đã bị rối loạn nội tiết hoặc cơ chế nội phân giải bị thất thường.

Quá cao hoặc quá thấp một loại hormone nhất định trong cơ thể sẽ gây ra rối loạn nội tiết. Một khi rối loạn nội tiết, cơ thể có thể xuất hiện các bệnh liên quan phụ khoa và ảnh hưởng đến ngoại hình, nhan sắc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và khiến phụ nữ giảm ham muốn, khó có thai.

Do đó, phụ nữ nên chú ý đến các rối loạn nội tiết, và cảnh giác khi cơ thể có những triệu chứng bất thường.

Các triệu chứng rối loạn nội tiết của phụ nữ là gì?

1. Mất ngủ

Chất lượng giấc ngủ kém hoặc mất ngủ thường xuyên chủ yếu liên quan đến hormone. Bởi vì buồng trứng của phụ nữ có thể giải phóng progesterone, rất hữu ích cho giấc ngủ. Khi hormone này suy giảm, chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí phụ nữ sẽ có các triệu chứng như đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa.

2. Giảm trí nhớ

Giảm bài tiết estrogen và progesterone có thể gây suy giảm trí nhớ, đặc biệt là trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Sự suy giảm nội tiết tố ảnh hưởng đến một số chất trong não, khiến trí nhớ và sự chú ý bị suy giảm.

3. Tăng cân và thèm ăn

Hormone suy giảm sẽ kích thích sự thèm ăn và tăng cân, và estrogen sẽ làm cho mức độ leptin của cơ thể được điều hòa và gây ra thừa cân, béo phì.

4. Khô *m đ*o

Hầu hết tình trạng khô *m đ*o cho thấy mức độ estrogen bị giảm. Vì estrogen có thể duy trì các mô *m đ*o ẩm ướt, khi mức độ hormone giảm, dịch tiết *m đ*o sẽ giảm và sẽ có tình trạng khô và các vấn đề khác.

5. Kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ cũng thể hiện mức độ bình thường của sức khỏe, nếu thường xuyên bị chậm kinh hoặc chu kỳ dài ngắn thất thường, những thay đổi cho thấy nồng độ hormone trong cơ thể bị rối loạn gây ra rối loạn kinh nguyệt.

6. Có nhiều mụn trứng cá

Mụn trứng cá trên da lâu ngày chủ yếu liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Rối loạn nội tiết tố sẽ kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông để gây ra mụn.

7. Cảm xúc dễ dao động

Sự thay đổi nồng độ hormone quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra sự thay đổi tâm trạng quá mức và rối loạn nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến các chất như dopamine và serotonin trong não, gây ra sự thay đổi tâm trạng.

Làm thế nào để phụ nữ giữ nội tiết bình thường?

1. Không thức khuya

Ngủ đúng giờ và cố gắng không thức khuya là một trong những biện pháp để đảm bảo nội tiết bình thường. Thường xuyên thức khuya sẽ khiến nồng độ hormone dao động, và khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm dẫn đến rối loạn nội tiết.

2. Duy trì trạng thái tâm hồn thanh thản, tinh thần thoải mái, thư giãn

    BS tim mạch: 7 cách giúp điều chỉnh huyết áp hiệu quả được ví như "bảo bối cứu mạng"

Khi căng thẳng quá lớn hoặc tâm trạng không tốt, tâm lý nên bình tĩnh, để tránh dao động cảm xúc và rối loạn nội tiết.

3. Tập thể dục nhiều hơn

Tập thể dục có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp duy trì cân bằng hormone, và tập thể dục có thể cải thiện khả năng miễn dịch và tránh sự rối loạn của hormone gây ra bởi các bệnh liên quan.

Lời khuyên thêm:

Hệ thống nội tiết của người phụ nữ rất quan trọng. Một khi rối loạn xảy ra, cơ thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau, đặc biệt là bất thường về kinh nguyệt và kinh nguyệt là biểu tượng của khả năng sinh sản của phụ nữ.

Do đó, phụ nữ nên thực hiện các biện pháp để giữ cho nội tiết bình thường mỗi ngày, tránh những xáo trộn do những vấn đề và gây ra rắc rối về mọi mặt trong cơ thể.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/7-dau-hieu-dien-hinh-canh-bao-benh-roi-loan-noi-tiet-can-kiem-tra-som-de-dieu-chinh-ngay-20200513105940701.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY