Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

7 Loại Thuốc Bôi Điều Trị Viêm Da Tiếp Xúc Phổ Biến Nhất

Các loại thuốc bôi ngoài da như thuốc tím, hồ nước, thuốc bôi chứa corticoid, kháng histamin thường được bác sĩ da liễu chỉ định trong điều trị viêm da tiếp

Các loại thuốc bôi ngoài da như thuốc tím, hồ nước, thuốc bôi chứa corticoid, kháng histamin thường được bác sĩ da liễu chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc. Bởi nhóm thuốc điều trị tại chỗ có tác dụng kiểm soát tổn thương da nhanh chóng, từ đó làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, ngăn ngừa tổn thương lan rộng hiệu quả.

7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

Các loại thuốc bôi ngoài da như thuốc tím, hồ nước, thuốc bôi chứa corticoid, kháng histamin thường được bác sĩ da liễu chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc

7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

Viêm da tiếp xúc là tình trạng tổn thương da cấp hoặc mãn tính phổ biến, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát sau khi làn da tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng, dị ứng như côn trùng, hóa chất, mủ nhựa thực vật, kim loại nặng, mỹ phẩm, lông động vật,…

Viêm da tiếp xúc là bệnh lý ngoài da không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý gây ngứa ngáy, đau rát, châm chích, tổn thương da. Nếu không được chữa trị và chăm sóc đúng cách bệnh có thể tái phát nhiều lần, tăng nguy cơ chàm hóa, bội nhiễm. 

Phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc chủ yếu là sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ kết hợp với thuốc uống. Dựa vào mức độ tổn thương và khả năng đáp ứng điều trị mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp với từng người bệnh nhằm đảm bảo kết quả điều trị, hạn chế phát sinh rủi ro.

So với các loại thuốc đường uống thì nhóm thuốc bôi ngoài da được đánh giá có độ an toàn hơn, tác động trực tiếp đến vùng da cần điều trị, hạn chế ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động của nội tạng. Dưới đây là một số loại thuốc bôi chữa viêm da tiếp xúc được sử dụng phổ biến:

1. Dung dịch Jarish

Với thành phần chính là Acid boric, dung dịch Jarish có tác dụng chính sát khuẩn, ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn, nấm. Thuốc thường được chỉ định trong giai đoạn bệnh viêm da tiếp xúc mới khởi phát, đặc biệt là bệnh do côn trùng cắn, kiến ba khoang, hóa chất, mủ nhựa thực vật,…

Dung dịch Jarish

Với thành phần chính là Acid boric, dung dịch Jarish có tác dụng chính sát khuẩn, ức chế hoạt động và phát triển của vi khuẩn, nấm

Bên cạnh công dụng sát khuẩn, vệ sinh da thì dung dịch Jarish còn có khả năng làm dịu da, cải thiện tình trạng viêm. Thuốc còn được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da khác như chàm, vảy nến, nhiễm trùng do nấm,…

Thông thường, dung dịch Jarish được chỉ định dùng với tần suất từ 2 – 3 lần/ ngày và tùy thuộc vào phạm vi, mức độ tổn thương. Trước khi bôi thuốc, bạn nên vệ sinh vùng da cần điều trị. Sau khi bôi thuốc nên để da thông thoáng, hạn chế băng kín, chỉ băng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Hồ nước sát trùng và làm dịu da

Giống với dung dịch Jarish, hồ nước thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da tiếp xúc mới khởi phát điển hình với các biểu hiện như viêm đỏ, vùng da bị tổn thương phù nề, xuất hiện các mụn mủ, mụn nước.

Trong hồ nước có chứa các thành phần chính Glycerin, kẽm oxit, bột Talc với công dụng làm dịu da, khô vết thương, sát trùng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy hiệu quả.

Mỗi ngày sử dụng thuốc 2 lần giúp làm dịu và khô da, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý, tránh dùng hồ nước lên những khu vực da có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc tổn thương sâu.

Hồ nước sát trùng và làm dịu da

Trong hồ nước có chứa các thành phần chính Glycerin, kẽm oxit, bột Talc với công dụng làm dịu da, khô vết thương, sát trùng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy hiệu quả

3. Thuốc tím 

Đối với các trường hợp viêm da tiếp xúc có dấu hiệu bội nhiễm hoặc vùng da bị tổn thương tiết dịch. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng thuốc tím nhằm kiểm soát nhiễm trùng và diệt vi khuẩn.

Thuốc tím có thành chính kali permanganat, chất có tính oxy hóa cao hỗ trợ tiêu diệt nấm và vi khuẩn gram dương/ gram âm hiệu quả.

Thuốc được bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị sau khi được vệ sinh sạch. Mỗi ngày bôi thuốc đều đặn từ 1 – 2 lần. Đối với các trường hợp viêm da tiếp xúc bội nhiễm có mức độ tổn thương lan rộng, bạn có thể pha thuốc tím với nước ấm để tắm giúp làm khô vết thương, sát khuẩn và giảm ngứa ngáy hiệu quả.

Sau khi bôi thuốc, nên để da được thông thoáng, tránh che phủ hay băng kín. Bởi tình trạng này có thể làm tăng khả năng hấp thu thuốc dẫn đến tăng kali huyết.

Thuốc tím

Thuốc tím có thành chính kali permanganat, chất có tính oxy hóa cao hỗ trợ tiêu diệt nấm và vi khuẩn gram dương/ gram âm hiệu quả

4. Các loại thuốc bôi chứa corticoid

Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý ngoài da. Tác dụng chính của thuốc làm giảm tình trạng tổn thương, chống viêm da và giảm tình trạng ngứa ngáy hiệu quả trên cơ chế ức chế hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, thuốc chỉ định sử dụng với các trường hợp bị viêm da tiếp xúc có tổn thương da khô, ngưng rỉ dịch, da bong tróc, nứt nẻ. Việc sử dụng thuốc chứa corticoid trong giai đoạn nổi mụn nước, rỉ dịch, da phù nề sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Liệu trình chỉ định sử dụng thuốc bôi từ 15 – 20 ngày. Trường hợp lạm dụng thuốc điều trị có thể gây ra các tác dụng phụ như teo da, mỏng da, giãn mao mạch, dày sừng nang lông, nổi mụn trứng cá,…

Một số loại thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường được dùng trong điều trị viêm da tiếp xúc như:

  • Fucidin H
  • Dipolac G
  • Gentri-sone
  • Diprosone
  • Eumovate

Trong quá trình điều trị, bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp corticoid với acid salicylic và các hoạt chất kháng sinh giúp làm mềm da, cải thiện tình trạng khô da, dày sừng, viêm nhiễm, bong tróc, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng,…

Các loại thuốc bôi chứa corticoid

Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý ngoài da

5. Thuốc kháng sinh bôi ngoài da

Với các trường hợp viêm da tiếp xúc có mức độ tổn thương nặng nề hoặc có dấu hiệu bội nhiễm. Lúc này bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định nhóm thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh kiểm soát.

Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu nhằm tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Bên cạnh đó, trước khi bôi trước cần vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, điều này hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Chỉ băng kín vết thương khi có chỉnh định của bác sĩ chuyên khoa. 

Dưới đây là một số loại thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ được chỉ định kiểm soát các triệu chứng viêm da tiếp xúc có mức độ nghiêm trọng:

  • Bactroban
  • Fucicort
  • Tyrosur
  • Decocort cream
  • Gentamicin 0.3%
  • Derimucin
Thuốc kháng sinh bôi ngoài da

Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu nhằm tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc

6. Thuốc bôi ức chế calcineurin

Các loại thuốc bôi ức chế calcineurin có thể được chỉ định với các đối tượng không đáp ứng hoặc dị ứng, phát sinh tác dụng với thuốc chứa corticoid. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động và sản xuất với các chất gây viêm nhiễm, điều hòa miễn dịch. Từ đó cải thiện các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, đau rát do bệnh lý gây ra.

Thuốc bôi ngoài da ức chế calcineurin không gây ra tác dụng như thuốc chứa corticoid làm mỏng da, teo da, dày sừng nang lông,…Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ ác tính hóa tế bào, nhiễm trùng.

Các loại thuốc bôi ức chế calcineurin thường được chỉ định trong điều trị viêm da tiếp xúc như:

  • Pimecrolimus (Elidel)
  • Tacrolimus (Protopic, Tacropic,…)

Ngoài tác dụng kiểm soát các triệu chứng viêm da tiếp xúc, thuốc bôi ức chế calcineurin còn có tác dụng trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, vảy nến và một số bệnh ngoài da mãn tính khác.

Thuốc bôi ức chế calcineurin

Các loại thuốc bôi ức chế calcineurin có thể được chỉ định với các đối tượng không đáp ứng hoặc dị ứng, phát sinh tác dụng với thuốc chứa corticoid

7. Kem làm mềm da

Một số loại kem làm mềm da thường được khuyến khích sử dụng khi tổn thương da ngưng rỉ dịch, ngứa ngáy, khô ráp và có hiện tượng bong tróc, dày sừng. Thói quen dưỡng ẩm thường xuyên sẽ cải thiện các triệu chứng lâm sàng, thúc đẩy tái tạo các mô bị tổn thương do viêm da tiếp xúc gây ra, đồng thời tăng hàng rào bảo vệ da tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh tác dụng cung cấp độ ẩm làm mềm và dịu da thì một số loại kem dưỡng da còn chứa thành phần sát trùng (Zinc oxide), phục hồi da (Niacinamide, Panthenol, Glycerin), giảm ngứa (Oat extract), dày sừng (BHA, PHA,….).

Trong một số nghiên cứu cũng có thấy, khi làn da trở nên khô ráp, thiếu ẩm, dễ bị bong tróc sẽ giảm chức năng bảo vệ, dễ bị tổn thương khi bị dị nguyên tấn công. Ngược lại, nếu da được cung cấp độ ẩm cần thiết thì sẽ tăng khả năng miễn dịch, ít hình thành thâm sẹo, nhiễm trùng khi bị tổn thương.

Các trường bị viêm da tiếp xúc có thể tham khảo một số loại kem làm mềm da như:

  • A-derma Exomega
  • Physiogel cream
  • Panthenol cream
  • Lacticare-HC lotion
Kem làm mềm da

Một số loại kem làm mềm da thường được khuyến khích sử dụng khi tổn thương da ngưng rỉ dịch, ngứa ngáy, khô ráp và có hiện tượng bong tróc, dày sừng

Lưu ý: Tránh sử dụng kem lên những vùng da bị rỉ dịch, phù nề, xuất hiện mụn nước, mụn mủ. Việc sử dụng kem dưỡng ẩm vào thời điểm này sẽ khiến da lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc

Sử dụng các loại thuốc bôi là biện pháp phổ biến trong điều trị các bệnh về da liễu, trong đó có viêm da tiếp xúc. Việc dụng thuốc bôi ngoài da sẽ tác động trực tiếp đến vùng da bị tổn thương, từ đó cải thiện các triệu chứng cơ năng hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ có thể phát sinh một số vấn đề. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp chủ động hơn trong xử lý các rủi ro phát sinh.

  • Chỉ sử dụng thuốc bôi khi có chỉ định bác sĩ hoặc dược sĩ da liễu. Việc tự ý sử dụng thuốc  điều trị không phù hợp có thể khiến vùng da bị tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, lâu lành, thậm chí còn tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
  • Người bệnh cần tuân thủ liều lượng và tần suất sử dụng thuốc bôi giúp đảm bảo hiệu chữa trị, đồng thời dự phòng phát sinh các rủi ro.
  • Các triệu chứng viêm da tiếp xúc có xu hướng nặng nề hơn và lan rộng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ gây kích ứng, dị ứng. Song song với việc dụng thuốc điều trị, bạn cũng nên tránh xa các tác nhân kích thích như hóa mỹ phẩm, mủ nhựa thực vật, lông động vật, phấn hoa, thời tiết thay đổi đột ngột,…
Lưu ý khi sử dụng thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc

Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách, đồng thời tránh cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương

  • Trong thời gian sử dụng thuốc bôi chữa viêm da tiếp xúc, nếu nhận thấy các tác dụng phụ hoặc không mang lại kết quả. Lúc này người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý đúng cách.
  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách, đồng thời tránh cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương. Bởi hành động này chỉ có thể giảm ngứa tạm thời nhưng có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm, khiến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, người bị viêm da tiếp xúc nên xây dựng và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất, đồn thời hạn chế bệnh tái phát lâu dài.

Trên đây là 7 loại thuốc bôi điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất. Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, người bệnh trước khi sử dụng thuốc bôi ngoài da chữa viêm da tiếp xúc nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn liều dùng và liệu trình sử dụng thuốc giúp đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Các loại kem bôi được đề cập trên đây chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngoài da. Nếu sử dụng thuốc sai cách, tình trạng viêm da tiếp xúc có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh cũng có nguy cơ gặp nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 

Nếu đang tìm kiếm giải pháp điều trị TẬN GỐCAN TOÀN, người bệnh không nên bỏ qua bài nam dược Nhất Nam An Bì Thang. Đây là giải pháp toàn diện giúp loại bỏ viêm da tiếp xúc từ gốc, không tái phát. Bài thuốc được VTV2 giới thiệu trên sóng truyền hình ngày 28/4/2021, chương trình “Vì sức khỏe người Việt” số đặc biệt. Bạn đọc xem lại chương trình qua video sau đây:

Nhất Nam An Bì Thang là thành quả nghiên cứu của đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về da liễu hiện nay tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam – Đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện. Các chuyên gia đã phục dựng và hoàn thiện Nhất Nam An Bì Thang dựa trên 2 phương thuốc là “Lý trung thang gia vị” và “Phu dược phương”. Đây là hai bài thuốc được Ngự y triều Nguyễn dùng để trị viêm da cho vua Gia Long và lưu truyền lại trong cuốn Ngự dược Nhật ký.  

Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội trong điều trị viêm da cơ địa: 

Điểm đầu tiên không thể không nhắc đến đó là sự phối hợp của 3 chế phẩm Thuốc bôiThuốc uống Thuốc ngâm rửa. Mỗi chế phẩm với thành phần, công dụng riêng tạo nên cơ chế tác động kép, trị bệnh từ căn nguyên đến triệu chứng.

Thứ hai, phác đồ điều trị viêm da Nhất Nam An Bì Thang được cá nhân hóa để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt với từng người bệnh. Mỗi bệnh nhân sẽ được thăm khám sức khỏe kỹ lưỡng và được xây dựng lộ trình điều trị riêng. Thêm vào đó, người bệnh được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cụ thể. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng hấp thụ thuốc mà thời gian hồi phục hoàn toàn sẽ rơi vào khoảng 1 – 3 tháng.

>> Click ngay: Giải pháp điều trị an toàn, hiệu quả, ngăn nguy cơ tái phát cho người bệnh viêm da tiếp xúc

Thứ ba, bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang sử dụng 100% thảo dược được lựa chọn và thu hái trực tiếp từ vườn chuyên canh đạt chuẩn GACP – WHO. Mỗi vị thuốc được nuôi trồng trong điều kiện thích hợp, đảm bảo dược tính cao nhất, không chứa chất độc hại. Quá trình sơ chế, sản xuất được các chuyên gia, bác sĩ kiểm định chặt chẽ, cho ra thành phẩm là bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang an toàn, không gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.

Tính đến nay, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã điều trị thành công căn bệnh viêm da tiếp xúc cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc còn được báo chí, những người nổi tiếng kiểm định chất lượng và khuyên dùng. Người bệnh có thể theo dõi phóng sự Diễn viên Vân Anh chia sẻ về hành trình chữa bệnh Viêm da tiếp xúc tại Trung Tâm Da Liễu Đông Y ngay TẠI ĐÂY.

Trung tâm Da Liễu Đông y Việt Nam cũng nhận được phản hồi rất tích cực về hiệu quả:

Người bệnh muốn thăm khám và tìm hiểu chi tiết về bài thuốc xin liên hệ theo thông tin sau:

  • TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM – ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC NHẤT NAM Y VIỆN
    • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội.
    • Số điện thoại/Zalo: 0972.196.616 – 0903.047.368
    • Website: www.trungtamdalieudongy.com
    • Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamdalieudongy
    • Đặt lịch khám bệnh: https://www.trungtamdalieudongy.com/dat-lich-kham-online

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Làm sao nhanh khỏi?
  • Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để bệnh không nặng thêm?
  • Viêm da tiếp xúc do côn trùng: Cách xử lý và phòng ngừa

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/thuoc-boi-dieu-tri-viem-da-tiep-xuc-10121.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY