An toàn thực phẩm hôm nay

7 thực phẩm hóa kịch độc ẩn nấp trong hàng triệu căn bếp Việt vì lý do này

Dưới đây là 7 thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của hàng triệu gia đình Việt tiềm tàng những chất độc mà không phải ai cũng biết.

Khoai lang có đốm đen

Khoai lang khi để lâu hoặc để trong môi trường không đảm bảo sẽ xảy ra hiện tượng bị lốm đốm đen hoặc thối rữa, mốc meo, phân hủy.

Khi khoai bắt đầu có những đốm đen, các chất dinh dưỡng bên trong sẽ mất dần tác dụng, khoai sẽ trở nên bị cứng và có vị đắng.

Ăn khoai đốm đen sẽ gây hại đặc biệt cho gan, đồng thời chất độc ở trong khoai sẽ không phân hủy được kể cả khi đã nấu chín, tích trữ trong cơ thể gây hiểm họa khó lường.

7 thực phẩm hóa kịch độc ẩn nấp trong hàng triệu căn bếp Việt vì lý do này 1

Ăn khoai có đốm đen sẽ gây hại đặc biệt cho gan, đồng thời chất độc ở trong khoai sẽ không phân hủy được

Ngũ cốc bị mốc

Các loại ngũ cốc như đậu, gạo, ngô, lúa mạch… và sản phẩm làm từ chúng như bún, mì, các loại mì ống, bơ đậu phộng… một khi bị mốc, hàm lượng aflatoxin sẽ rất cao.

Đặc biệt là đậu phộng (lạc) bị nhiễm nấm mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin B1 cực độc, với 1 liều lượng cực nhỏ đã có thể gây u gan hoặc ung thư gan.

Do đó, nếu thấy các loại ngũ cốc hư hỏng thì phải nhanh chóng loại bỏ ngay để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình bạn.

Gừng héo

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt.

Nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng xuất hiện một chất độc hại có tên là shikimol.

Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao, khi đi vào cơ thể, safrole gây ngộ độc, thoái hóa tế bào gan.

7 thực phẩm hóa kịch độc ẩn nấp trong hàng triệu căn bếp Việt vì lý do này 2

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi có nguy cơ xuất hiện một chất độc hại có tên là shikimol

Bắp cải thối

Bắp cải rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, một khi chúng bị thối thì nên vứt bỏ thay vì lọc phần hỏng để nấu ăn.

Nguyên nhân bởi trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở. trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể hôn mê hoặc tử vong.

Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc solanine. do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

7 thực phẩm hóa kịch độc ẩn nấp trong hàng triệu căn bếp Việt vì lý do này 3

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine

Nấm khô bị mốc

Phơi khô giúp nấm bảo quản được lâu hơn. Dù vậy, quá trình dự trữ vẫn có thể khiến chúng lên mốc. Không để ý ăn vào, bạn sẽ bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.

Chè bị mốc

Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng lưu ý, nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

Theo Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-7-thuc-pham-hoa-kich-doc-an-nap-trong-hang-trieu-can-bep-viet-vi-ly-do-nay-738640.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY