Tin y tế hôm nay

Tin y tế

81 ngày giành giật sự sống của bệnh nhi mắc Covid

Hà Nội-Bị bão cytokine tấn công gây tràn khí màng phổi, bé trai 12 tuổi nguy kịch, người nhà chuẩn bị tâm lý có thể mất con.

Em là bệnh nhân cuối cùng điều trị ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo) tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, được đánh giá là một trong những ca nguy kịch nhất thời gian qua, xuất viện chiều 8/6.

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, cho biết bé trai điều trị tổng cộng 81 ngày, trong đó có 41 ngày can thiệp ECMO - phương tiện hỗ trợ hô hấp cao nhất. Bé không bị bệnh nền, chưa tiêm vaccine, mắc Covid-19 hồi cuối tháng 2. Ban đầu, bé bị ho, sốt, điều trị tại nhà 6 ngày không cải thiện nên nhập viện. Đêm 19/3, tình trạng của bé nguy kịch hơn, tràn khí màng phổi cả hai bên, phổi gần như không hoạt động. Bác sĩ bệnh viện tuyến dưới bóp bóng trợ thở cho bé trong 4 tiếng, cố gắng cứu chữa ổn định mới chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.

"Lúc đó, gia đình gần như tuyệt vọng, chúng tôi chuẩn bị trước tâm lý con có thể T* vong", người nhà cho biết.

Theo bác sĩ Phúc, khi nhập viện, chỉ số SpO2 (nồng độ oxy máu) của bé chỉ đạt 80%, bị chảy máu dưới da, niêm mạc rất nhiều, xuất hiện bão cytokine. Vấn đề khó khăn nhất là bệnh nhi bị tràn khí màng phổi nặng, phổi gần như không hoạt động, phụ thuộc hoàn toàn vào máy ECMO. Người bệnh còn bị chảy máu dưới da và trong nội tạng nhưng vẫn phải sử dụng Thu*c chống đông máu để máy ECMO hoạt động được.

"Cháu đến với chúng tôi trong tình trạng nguy kịch và phức tạp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nặng như vậy, trong đấy chúng tôi hướng đến nhất là cháu bị bội nhiễm, tức là nhiễm trùng các căn nguyên virus, vi khuẩn khác cùng với Covid", bác sĩ Phúc nói.

Bác sĩ Phúc (áo xanh) trò chuyện với bé trai trước khi xuất viện. Ảnh: Chi Lê

Ê kíp phải theo dõi rất sát, căn chỉnh lượng Thu*c chống đông máu, vì nếu Thu*c chỉ thừa ra một chút thì tình trạng chảy máu của bệnh nhân trầm trọng hơn. Họ cũng mất một tuần điều trị để phổi lành vết thương, không còn tràn khí; ưu tiên dự trữ máu để truyền, sẵn sàng xét nghiệm liên tục.

Quá trình cai máy ECMO cũng gặp khó khăn do bão cytokine làm bé bị tổn thương đa tạng như suy thận, suy tim, tăng áp động mạch phổi, phổi xơ hóa.

"Quá trình điều trị rất vất vả nhưng chúng tôi cố gắng cứu vì nghĩ cháu còn nhỏ quá, còn cả một tương lai phía trước", bác sĩ Phúc nói.

Hiện bé hồi phục, có thể thở bình thường, ngồi dậy chơi đùa. Bác sĩ Phúc cho biết cơ thể trẻ còn di chứng trong quá trình điều trị, như tổn thương tim mạch, di chứng sau chảy máu não... Do đó, bệnh viện chuyển bé đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục điều trị.

Người nhà cho biết một ngày sau khi cai ECMO thành công, em gọi điện cho bạn bè để báo tin đã khỏi bệnh. "Nhờ có các bác sĩ, đây là lần thứ hai con được sinh ra", gia đình nói.

Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương là tuyến đầu điều trị covid-19 tại miền bắc, tiếp nhận bệnh nhân từ năm 2020. bé trai nói trên là ca điều trị ecmo cuối cùng được bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương cho xuất viện.

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/81-ngay-gianh-giat-su-song-cua-benh-nhi-mac-covid-4473611.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY