Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

9 cách chữa cảm lạnh nhanh tại nhà rất hay mùa đông: Đỡ hẳn nghẹt mũi, rát họng, đau đầu

Áp dụng một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm khó chịu do cảm cúm, cảm lạnh và cơ thể sớm phục hồi.

Massage mũi

Massage mũi giúp chữa ngạt mũi, chảy nước múi, giúp người bệnh dễ chịu hơn mỗi khi bị cảm cúm, cảm lạnh.

Uống đồ ấm

Một số loại đồ uống ấm như nước gừng, nước trà có thể giúp giảm các triệu chứng đau họng, làm thông đường thở. Nước gừng có chứa gingerol và shogaol có tác dụng trị cảm và thông mũi hiệu quả. Ngoài ra gừng còn giúp giảm triệu chứng viêm họng rất tốt.

Ảnh minh họa

Lưu ý, nếu uống trà, bạn nên chọn những loại trà thảo mộc không chứa caffein. nếu tiêu thụ caffein sẽ khiến cơ thể mất nước, càng mệt hơn.

Xông tỏi

Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mọi gia đình. Nó không chỉ được dùng làm gia vị nấu ăn mà còn có thể sử dụng như một bài Thu*c chữa bệnh. Tỏi có dược tính mạnh, khả năng kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời. Bạn có thể giã nát một củ tỏi, cho vào một cốc nước, chế nước sôi vào rồi dùng tờ giấy A4 gấp lại thành hình cái phễu, cắt thủng đầu nhọn. Úp phần rộng của phễu giấy lên cốc nước tỏi và ghé mũi vào đầu còn lại để xông hơi.

Nếu có thể uống được nước tỏi, bạn nên giã nát tỏi rồi chế chút nước sôi vào để uống. Tuy nhiên, cách này hơi khó uống.

Súc miệng bằng nước muối

Đây là phương pháp đơn giản nhưng đặc biệt hiệu quả trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh cúm thông thường.

Nước muối có tác dụng sát khuẩn vùng khoang miệng, họng, giảm cơn đau rát do ho và hắt hơi nhiều.

Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày hoặc ngâm một chút muối trong miệng rồi nhổ đi.

Xông hơi bằng vỏ bưởi

Vỏ bưới chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, tá dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Có thể kết hợp lá bưởi và vỏ bưởi để xông trị cảm, đau đầu. Ngoài ra, dùng một số loại thảo dược khác như lá chanh, lá sả, hương nhu để đun nước xông cũng mang lại tác dụng tốt.

Bên cạnh đó, bạn nên ăn các loại trái cây như bưởi, cam, quýt để bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng.

Uống nước chanh, mật ong

Chanh và mật ong từ lâu đã được sử dụng để làm thức uống bồi bổ cơ thể. chanh có lượng vitamin c cao, giúp tăng cường sức đề kháng. trong khi đó, mật ong có tính kháng khuẩn mạnh. kết hợp hai nguyên liệu này lại với nhau bạn sẽ có một loại đồ uống giúp tăng cường sức khỏe, đánh bay cơn cảm cúm.

Lưu ý, nên uống nước chanh pha loãng, không uống nước chanh đặc vì axit trong chanh có thể làm ảnh hưởng tới dạ dày. ngoài ra, nên uống nước chanh mật ong khi còn ấm để phát huy tốt hiệu quả.

Nước sắc tía tô, kinh giới

Tía tô và kinh giới có vị cay, tính ấm, tác dụng trị đau dầu, nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Bạn chỉ cần cho một nắm lá tía tô và kinh giới vào nồi, đổ thêm hai bát nước, sắc đến khi còn một bát thì đem uống khi còn ấm là được.

Kinh giới hấp đường phèn

Lá kinh giới có tác dụng sát khuẩn tốt, được sử dụng nhiều trong dân gian để trị cảm lạnh, cảm cúm. bạn hãy lấy một nắm lá kinh giới giã nát cho thêm đường phèn hoặc mật ong và đem hấp cách thủy. khi lá kinh giới chín mềm thì lấy ra và ăn khi còn ấm.

Kinh giới có vị cay, tính ấm, tá dụng làm toát mồ hôi nhanh. do đó, ăn kinh giới hấp đường phèn hoặc mật ong giúp giải cảm sốt nhanh chóng. ngoài ra, nó còn giúp làm mát họng, thông mũi nhanh chóng.

Cháo giải cảm

Lấy 150 gram gạo tẻ, 1 nắm gặ nếp nấu thành cháo loãng vừa phải. Thái hành, tía tô bỏ vào bát. Thêm một lòng đỏ trứng gà vào bát. Đổ cháo đang sôi vào trộn đều và ăn nóng.

Theo Thanh Huyền/Khỏe và đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/9-cach-chua-cam-lanh-nhanh-tai-nha-rat-hay-mua-dong-do-han-nghet-mui-rat-hong-dau-dau-search/?id=310792

Theo Thanh Huyền/Khỏe và đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/9-cach-chua-cam-lanh-nhanh-tai-nha-rat-hay-mua-dong-do-han-nghet-mui-rat-hong-dau-dau/20220124102605467)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Mật ong là sản phẩm dinh dưỡng hoàn hảo được xếp hạng vật phẩm quý giá để tiến cống triều đình ở các nước phương Đông. Các sĩ tử nên dùng mật ong trong những ngày ôn luyện thi bởi đây là sản phẩm rất tốt để bổ khí tăng lực.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY