An toàn thực phẩm hôm nay

9 sai lầm khi nấu ăn khiến rau củ biến chất, không còn ngon và bổ dưỡng

Nấu ăn đúng cách, khoa học sẽ giữ trọn vẹn được các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm, giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Ngược lại, nếu nấu sai cách sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.

1. nấu rau quá lâu

Ảnh minh hoạ

Rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, nhưng nó có thể bị mất đi khi nấu rau ở nhiệt độ cao và trong thời gian quá lâu. điều này không chỉ khiến chất dinh dưỡng mất đi mà còn khiến hương vị của rau trở nên kém ngon.

Một giải pháp thay thế cho việc luộc và hầm chính là hấp rau. theo đầu bếp kiêm chuyên gia dinh dưỡng michelle dudash, hấp là cách chế biến giúp giữ trọn hương vị và chất dinh dưỡng nhiều nhất.

2. Không thêm muối khi luộc trứng

Trứng luộc là một trong số những loại thực phẩm phổ biến vào buổi sáng. Thông thường, mọi người không quá chú trọng tới việc thêm muối vào nước khi luộc trứng.

Tuy nhiên, nếu thêm muối vào nước trước khi đun sôi, lòng trắng trứng sẽ vẫn còn bên trong vỏ ngay cả khi vỏ trứng bị nứt. Nước mặn giúp lòng trắng trứng nhanh đông lại hơn.

3. Không ngâm khoai tây

Ngâm khoai tây trong nước giúp loại bỏ bớt tinh bột dư thừa ra ngoài, tốt cho việc ăn kiêng hơn. nếu ngâm khoai tây đã gọt vỏ trong nước lạnh vài giờ, bạn sẽ thấy nước trở nên đục hơn ở đáy. thỉnh thoảng bạn nên thay nước để loại bỏ tinh bột thừa.

4. Không nấu cơm với trà xanh

Khi nấu cơm với nước trà, các chất dinh dưỡng và hương vị của trà sẽ thấm vào từng hạt cơm, khiến cơm trở nên rất thơm và hấp dẫn.

5. không rửa rau lại với nước lạnh sau khi chần

Thông thường sau khi chần, mọi người sẽ để rau còn nóng và tiếp tục nấu nướng. tuy nhiên, để giữ được hương vị tươi ngon và kết cấu giòn, bạn nên rửa rau lại bằng nước lạnh hoặc thậm chí là ngâm sơ qua nước đá.

Nếu bạn không làm điều này, rau khi còn nóng tiếp tục được chế biến sẽ chín nhừ, mất ngon.

6. Luộc củ cải đường thay vì nấu trong lò vi sóng

Mọi người đã quen với việc luộc củ cải đường trong nước. Trong trường hợp không có nhiều thời gian, có một cách khác hiệu quả và nhanh chóng hơn là cho vào lò vi sóng.

Lấy một củ cải đường có kích thước trung bình, bọc trong giấy bạc rồi cho vào lò vi sóng 5 phút.

7. Bóc tỏi từng tép

Chúng ta có thể phí thời gian vào những thứ nhỏ nhặt tưởng chừng có vẻ đơn giản như bóc tỏi. Thay vì bóc từng tép tỏi, bạn nên cắt đôi, đặt lên bàn, dùng dao đập sẽ hiệu quả nhanh hơn rất nhiều. Nếu muốn nhanh hơn nữa, bạn nên cắt cả phần gốc trước.

8. Thêm muối vào ngay khi nấu các món trứng

Khi cho muối vào trứng trước, nó sẽ phá hủy cấu trúc của trứng, dễ gây ra hiện tượng chảy nước.

Theo đầu bếp Gordon Ramsay, tốt hơn hết bạn nên thêm muối vào cuối quá trình nấu ăn. Ông cho rằng, đây là cách để nấu ra những món trứng ngon nhất.

9. Không thêm muối vào cà phê

Mặc dù thêm muối vào cà phê có vẻ là điều gì đó xa lạ ở một số quốc gia. tuy nhiên, việc làm này sẽ giúp cho cà phê bớt đắng, vị cũng ngon hơn hẳn.

Năm 2009, chuyên gia khoa học thực phẩm alton brown đã gợi ý thêm muối vào cà phê trong một chương trình nấu ăn có tên good eats. ông nói rằng, muối trung hòa vị đắng tốt hơn đường và cũng làm dịu vị tanh của nước.

Theo Báo Giao thông

Link bài gốc Lấy link

https://www.baogiaothong.vn/9-sai-lam-khi-nau-an-khien-rau-cu-bien-chat-khong-con-ngon-va-bo-duong-d548603.html

Theo Báo Giao thông

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/9-sai-lam-khi-nau-an-khien-rau-cu-bien-chat-khong-con-ngon-va-bo-duong/20230327121259615)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY