Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

9 tác dụng ít biết của hoa sen và các sản phẩm từ sen

Hoa sen được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam, và là biểu tượng của sự tinh khiết trong phật giáo, và trong truyền thống của đạo Hindu. Tuy nhiên, khoa học nghiên cứu, về tác dụng y học của hoa sen và các sản phẩm của sen, mới chỉ được tiến hành trong thời gian gần đây.

Những tác dụng phổ biến của hoa sen và các sản phẩm từ sen có thể kể đến:

1. Làm dịu dạ dày.

Một trong những tác dụng phổ biến nhất của hoa sen, được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa, là để làm dịu dạ dày. Ngâm hạt sen trong nước ấm trong vài giờ, và sau đó thêm đường để vừa ăn. Tuy nhiên, với những người bị tiêu chảy, không nên áp dụng cách này.

2. Giảm bớt mất ngủ.

Bài Thu*c dân gian, được biết đến từ lâu là uống trà tâm sen, hoặc nấu chè hạt sen, có tác dụng an thần trấn kinh, giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.

3. Giảm lượng đường huyết và cholesterol.

Củ sen chứa cả chất xơ và carbohydrate phức tạp. Hai thành phần này phối hợp với nhau, sẽ có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol và đường huyết, giúp bạn duy trì quá trình tiêu hóa chậm và ổn định.

4. Giảm viêm.

Tình trạng viêm thường đi kèm với cảm giác nóng. Đó là một tác dụng phụ, không thoải mái hoặc là triệu chứng của một số bệnh. Nguyên nhân có thể là do chấn thương, tiếp xúc với chất hóa học hoặc các T*i n*n.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, hạt sen, của cả sen trắng và sen hồng, có thể làm giảm tình trạng viêm. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, hai loại polysaccaride trong hạt sen có hiệu quả chống viêm rất lớn, và hứa hẹn sẽ là nền tảng của việc điều trị trong tương lai.

5. Củ sen giàu Vitamin C, kali.

Củ sen chứa rất nhiều khoáng chất và chất dinh dưỡng, như vitamin C, rất quan trọng cho chức năng hàng ngày của cơ thể. Một trong số các khoáng chất có trong củ sen là kali, chất giúp điều chỉnh huyết áp.

Cách làm: Đun củ sen trong 10 phút và sau đó ăn trực tiếp, để có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng. Củ sen cũng là một thành phần phổ biến trong nhiều món ăn của người châu Á, và có thể được chuẩn bị trong các bữa ăn hàng ngày.

6. Trị mụn.

Nếu bạn gặp vấn đề với mụn, hoa sen có thể sẽ giúp ích cho bạn. Bã nhờn là chất có dạng sáp, và là nguyên nhân gây ra mụn, do bã nhờn thường hình thành và làm tắc các lỗ chân lông của bạn. Thêm hoa sen vào trong trà xanh, có thể làm giảm lượng bã nhờn được sản xuất ra, do đó có thể giảm mụn.

7. Làm dịu chu kỳ kinh nguyệt.

Lá sen và chiết xuất củ sen, được dùng trong y học cổ truyền Trung Hoa, để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và ngưng việc chảy máu quá nhiều. Không có quá nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho điều này, nhưng một số người hành nghề y cho rằng, uống nước rễ sen hoặc súp sen, có thể tránh thiếu máu sau chu kỳ kinh nguyệt, bởi nó có tác dụng tạo máu, để thay thế cho lượng máu đã bị mất.

8. Trị ho.

Áp dụng cách truyền thống, đã được chứng minh bằng một số nghiên cứu sau: trộn bột hạt sen với mật ong, để làm dịu cơn ho.

9. Hoa sen có thể chữa ung thư không?

Một nghiên cứu tiến hành năm 2014 cho thấy, neferine một hợp chất hữu cơ chứa trong mầm của hạt sen, có thể tiêu diệt và làm cản trở quá trình di căn, của các tế bào ung thư. Điều này hứa hẹn, cho những cách điều trị về ung thư mới trong tương lai.

Hoa sen là một biểu tượng đẹp trong cuộc sống. tác dụng của hoa sen không mới, nhưng các bằng chứng khoa học, về tác dụng của hoa sen vẫn đang được tiến hành nghiên cứu, để khám phá thêm những tác dụng tuyệt vời của loại hoa này, và tìm ra những cách mới để sử dụng.

Cân nhắc về việc thử dùng các thành phần của hoa sen, hoặc dùng thực phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ hoa sen, để có được những cách phòng bệnh, trị bệnh tự nhiên. Hãy đảm bảo rằng, bạn đã hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng hoa sen, cũng như các sản phẩm từ sen trong chế độ ăn hàng ngày, hoặc phòng ngừa bệnh, bởi nó có thể tương tác với nhiều loại Thu*c, và gây ra một số tác dụng không mong muốn.

Thạc sĩ, bác sĩ: Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/9-tac-dung-it-biet-cua-hoa-sen-va-cac-san-pham-tu-sen-n119027.html)

Tin cùng nội dung

  • Bạn có thể không mấy để tâm đến chai sữa tắm dùng mỗi ngày hay bao nhựa dùng trong lò vi sóng, nhưng những sản phẩm này có thể chứa hóa chất tàn phá cơ thể bạn.
  • Theo dõi đường máu trong vòng 24 giờ ở 60 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2, người ta nhận thấy có đến 38% trường hợp có đường máu sau ăn vượt quá giá trị bên dưới đường cong glucose (AUC) so với người bình thường.
  • Nhiều người cho rằng ăn hạt sen chữa mất ngủ nhưng thực tế nếu dùng không đúng cách sẽ không có hiệu quả.
  • Theo Đông y hạt sen có vị ngọt, chát, tính bình; vào các kinh: tâm, tỳ và thận. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, sáp tràng, an thai, lợi thủy.
  • Lá sen và hoa sen được xem như loại dược liệu quý từ xa xưa, trị được nhiều bệnh, do đời sống hiện đại đem đến.
  • Tâm sen là chồi mầm nằm trong hai lá mầm (hạt sen), có màu xanh, tên Thu*c y học cổ truyền gọi là liên tâm hay liên tử tâm, có vị đắng, tính hàn, không độc,
  • Thông tin trên được BS.CKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM đưa ra tại Hội thảo “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT)”
  • Các bài Thuốc này khá đơn giản và có hiệu quả cao. Người dùng tùy chứng bệnh của mình để chọn bài thích hợp.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY