Tai , Mũi , Họng hôm nay

Âm thanh tối đa, thính giác tối thiểu

Nghe nhạc lớn từ máy mp3, thường xuyên đi vũ trường,… Những thói quen hiện đại này có thể gây ra hậu quả không thể cứu vãn đối với thính giác.
thính giác "già" trước tuổi BS Nguyễn Hải Tùng - Trưởng khoa Tai mũi họng BV Triều An cho biết, thỉnh thoảng ông vẫn khám các bệnh nhân trẻ tuổi bị nghe kém, nghe nhầm kéo dài. Hỏi thăm thói quen sinh hoạt thì rất nhiều người trong số họ xác nhận rất thường xuyên nghe nhạc với các loại máy bỏ túi. Âm nhạc rõ ràng là "liều Thu*c bổ" để thư giãn, nghỉ ngơi. Nhưng một khi nghe nhạc thường xuyên với âm lượng quá lớn sẽ làm tai tổn thương, thậm chí gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Thông thường từ độ tuổi 45-50, thính giác có thể bắt đầu giảm, nhưng với không ít bạn trẻ hiện tượng thính giác bị lão hóa đến sớm hơn rất nhiều. Trong số các nguyên nhân có thể "điểm mặt" quán bar, vũ trường, các buổi biểu diễn âm nhạc với âm lượng như "sấm động bên tai" và đặc biệt là máy nghe nhạc bỏ túi. Viện phòng ngừa và giáo dục sức khỏe quốc gia (Inpes) của Pháp nhấn mạnh, hệ thống thính giác vẫn có thể bị tổn hại dù ta chưa cảm thấy chút đau đớn nào. Vì ngưỡng cường độ âm thanh nguy hiểm cho tai là 85 decibel (dB), trong khi ngưỡng đau đớn là 120 dB. Khả năng nghe -hiểu trong giao tiếp của chúng ta có liên hệ đến những tế bào có lông ở tai trong và những tế bào này dễ tổn thương nhất khi bị tác động bởi âm thanh lớn. Tế bào lông ở tai trong một khi đã bị "tàn phá" sẽ không thể thay thế được và dẫn đến những di chứng vĩnh viễn đối với thính giác. Lưu ý Theo BS Tùng, khi nghe nhạc bằng tai nghe, bạn không nghe liên tục trong thời gian dài, cần phải có thời gian nghỉ sau mỗi 20-30 phút. Tài liệu của Inpes cũng khuyên, những người hay nghe nhạc bằng máy nghe nhạc bỏ túi nên để âm lượng ở mức 50%. Khi đến tham dự các buổi biểu diễn ca nhạc hoặc giải trí cùng bạn bè ở quán bar, vũ trường, bạn nên tránh đứng gần loa quá và cứ sau 45 phút nên kiếm nơi yên tĩnh để tai được nghỉ ngơi 5, 10 phút. Ngoài ra cũng cần chú ý, uống rượu nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến độ nhạy âm thanh, làm tai không có cảm giác đau đớn, dễ dẫn đến sự thiếu "cảnh giác".

Mangyte.vn
Theo Thanh niên
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-am-thanh-toi-da-thinh-giac-toi-thieu-4332.html)
Từ khóa: thính giác

Chủ đề liên quan:

âm thanh thính giác

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY