Tình yêu và giới tính hôm nay

Ăn cá chình kho nước dừa, 4 người bị ngộ độc nhập viện

MangYTe - Ngày 6-11, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết đang điều trị một bệnh nhân bị ngộ độc do ăn cá chình bông. Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh tiếp nhận 3 bệnh nhân là người thân của bệnh nhân này, cũng bị ngộ độc tương tự.

Ăn cá chình kho nước dừa, 4 người bị ngộ độc nhập viện - Ảnh 1.

Mẫu cá chình bông khiến 4 người bị ngộ độc - ảnh: người nhà bệnh nhân cung cấp

Bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân phạm minh đạt (26 tuổi, trú tại xã vĩnh lương, tp nha trang) bị ngộ độc sau khi ăn cá chình bông. bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.

Ngày 5-11, anh đạt mua 4kg cá ở chợ gần nhà, chia một nửa cho người thân tại thị trấn vạn giã (huyện vạn ninh). số còn lại, anh làm món cá chình kho nước dừa và gọi một người bạn đến cùng thưởng thức.

Sau khi ăn tối xong, anh Đạt bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tay chân tê cứng.

Sáng 6-11, sau khi nhận tin báo 3 người thân tại thị trấn vạn giã bị ngộ độc phải nhập viện, anh được người nhà cấp tốc đưa đến bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa. các bác sĩ chẩn đoán người này bị ngộ độc thức ăn, sau đó được cấp cứu và đưa vào khoa hồi sức tích cực.

3 bệnh nhân tại thị trấn Vạn Giã cũng đang được các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh chữa trị. Đến nay sức khỏe của bệnh nhân đã dần ổn định và đang được giữ lại để theo dõi, điều trị thêm.

bước đầu xác định bệnh nhân bị ngộ độc là do ăn phải lòng cá chình.

Ăn cá chình kho nước dừa, 4 người bị ngộ độc nhập viện - Ảnh 2.

Bệnh nhân Phạm Văn Đạt đang được các bác sĩ tích cực chữa trị - Ảnh: MINH CHIẾN

Theo các bác sĩ ở bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa, nhiều khả năng trong lòng cá chình có hàm lượng kim loại nặng cao, các loại thức ăn trong ruột của cá chình chưa được làm sạch nên độc tố vẫn còn đã khiến người dùng bị ngộ độc.

Ngoài ra, cá chình biển thường ăn tảo đỏ benthic dinoflagelltes, hoặc rong biển ở tầng đáy và các rạn san hô. giống tảo này có chứa chất cigutera rất độc, thấm vào máu và các thớ thịt, hoặc còn tồn đọng ở thành ruột, dễ gây ngộ độc.

Để bảo vệ sức khỏe, cần thận trọng với những loài cá có nguồn gốc từ vùng rạn san hô, đặc biệt là đối với ruột và cá chình biển cỡ lớn.

51 người dân ở Quảng Nam nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

Tto - sau khi ăn bánh mì, bánh gatô, cơm chiên hải sản, nhiều người dân tại quảng nam phải nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm.

MINH CHIẾN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/an-ca-chinh-kho-nuoc-dua-4-nguoi-bi-ngo-doc-nhap-vien-20201106172723459.htm)

Tin cùng nội dung

  • Người bị ngộ độc sau khi ăn uống thực phẩm có hóa chất thường có triệu chứng đầy bụng, đau bụng, buồn nôn và nôn liên tục...
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Khi bị ngộ độc rượu, nạn nhân sẽ mất khả năng vận động tự chủ, không điều khiển được hành vi, gây ngừng thở và có thể Tu vong.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY