Dù đã bước vào mùa mưa nhưng nhiều quận, huyện ở TPHCM đang được cảnh báo có nguy cơ cháy nổ rất cao, nhất là cháy do chập điện tại các khu vực nhà xưởng lợp tôn nằm xen cài trong các khu dân cư.
Trong số nhiều vụ cháy xảy ra thời gian gần đây tại các khu vực kho xưởng sản xuất ở các quận 12, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Nhà Bè, các chủ cơ sở đều xây dựng nhà xưởng trên đất chưa được cấp phép xây dựng, đồng thời cũng chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định.
Ghi nhận thực tế tại khu vực đường hẻm 38, phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức), người dân cho biết, UBND phường đã dán thông báo về khu vực thuộc quy hoạch đất cây xanh, công viên theo quyết định 5125/QĐ-UBND, đồng thời nghiêm cấm mọi hành vi xây dựng nhà ở, kho xưởng trái phép trên đất. “Dù vậy, khu vực này vẫn có đến vài chục căn nhà mái tôn xây san sát nhau tiềm ẩn nguy cơ về cháy nổ và mất an ninh trật tự rát lớn” - bà Trần Lan Anh (57 tuổi), người dân ở đây cho biết.
Không chỉ là cảnh báo nguy cơ, nhiều kho xưởng tự phát, hoạt động khi chưa báo cáo với chính quyền địa phương cũng đã xảy ra tình trạng chập cháy, gây thiệt hại rất lớn về tài sản.
Ông trần văn tỵ (43 tuổi, trú phường hiệp bình chánh, tp thủ đức) cho biết, vào năm 2009 gia đình ông gom góp tiền mua một căn nhà cấp 4 sổ chung, hợp đồng mua bán viết tay. ông tỵ đã nhiều lần lên phường để làm thủ tục xin cấp số nhà nhưng bị từ chối vì chính quyền chỉ cấp số nhà cho trường hợp xây dựng trái phép trước tháng 5/2009. theo ông tỵ, đối với các khu vực dân cư thường có quy định rất cụ thể và được quản lý sát sao về cấp số nhà và chứng nhận an toàn pccc, thế nhưng hiện nay việc quản lý lỏng lẻo đối với các kho xưởng sản xuất xen cài trong khu dân cư gây bất an cho người dân về nguy cơ cháy nổ.
Chưa hết, đã hơn nửa năm kể từ vụ cháy kho chứa hàng xảy ra tại chi nhánh công ty cp an minh thức (ấp 7, xã lê minh xuân, huyện bình chánh) nhiều hộ dân tại đây vẫn chưa hết bàng hoàng. chị phạm thị tuyến từng thuê nhà gần dãy trọ có hơn 100 phòng trọ kể lại, lúc đám cháy bùng phát đã cháy lan sang dãy trọ khiến hàng trăm người bỏ chạy toán loạn. 13 hộ dân ở lân cận bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều cây trồng, vật nuôi và đồ gia dụng. “hiện tại tôi đã tìm được chỗ ở trọ mới, dù cách khá xa khu vực đám cháy nhưng vẫn còn ám ảnh. gia đình tôi cũng thêm được kinh nghiệm khi thuê nhà trọ phải tránh gần các kho xưởng dễ bắt lửa” - chị tuyến nói.
Theo xác minh của Công an huyện Bình Chánh, tại thời điểm vụ cháy kể trên vào cuối năm 2022, đơn vị quản lý kho xưởng không cung cấp được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh; chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định; đồng thời cũng không thông báo đến chính quyền địa phương để quản lý.
Cách đó không xa, vụ cháy tại xưởng sản xuất mũ bảo hiểm trên đường Võ Văn Vân (xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) dù không gây thiệt hại về người nhưng cũng đã gây thiệt hại không nhỏ về tài sản. Tại thời điểm vụ cháy, người dân phát hiện nhà xưởng này có hành vi xây dựng trái phép, lấy tôn che chắn khu vực sản xuất bên trong nên đã trình báo cơ quan chức năng. Khi kiểm tra, lực lượng Chức năng huyện Bình Chánh phát hiện xưởng sản xuất trên được xây dựng trái phép trên đất ruộng. Chủ cơ sở khai báo, ban đầu xưởng xây trái phép trên diện tích hơn 400m2 nhưng dần dần đã được chủ cơi nới rộng khoảng 900m2. Do vụ cháy xảy ra nên cơ sở này bị phát hiện xây nhà trái phép và không đủ điều kiện để sản xuất kho xưởng theo quy định.
Theo Đại tá Huỳnh Quang Tâm - Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (PC07, Công an TPHCM), thời gian qua HĐND thành phố đã ban hành quy định rất cụ thể về xử lý các cơ sở trên địa bàn không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật PCCC số 27/2001/QH có hiệu lực (Nghị quyết 23). Qua rà soát, TPHCM hiện có gần 1.175 cơ sở thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 23. Đến nay, tổng số cơ sở đã thực hiện giải pháp là hơn 400 cơ sở, còn lại hơn 770 cơ sở chưa thực hiện. Lực lượng PCCC thành phố đã quyết liệt kiểm tra, xử phạt tất cả các cơ sở không đủ điều kiện về hoạt động kho xưởng cũng như điều kện về PCCC, trong đó đã lập hơn 2.250 biên bản và xử phạt hành chính đối với gần 2.001 cơ sở với số tiền hơn 440 triệu đồng.
Cũng theo Đại tá Huỳnh Quang Tâm, thời gian qua còn tồn tại, bất cập liên quan đến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân với công tác đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ở cơ sở. Điều này khiến tiến độ thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu PCCC còn chậm.
Theo ông Ngô Minh Châu - Phó Chủ tịch UBND TPHCM, hiện nay thành phố hình thành nhiều khu đô thị, khu dân cư, nhà siêu cao tầng và nhất là nhiều khu kho xưởng sản xuất mới tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Đi kèm với đó là mất an toàn về PCCC. Do đó, nhiệm vụ công tác PCCC trong thời gian tới phải được đặt lên hàng đầu. Ông Châu cũng đề nghị Công an TPHCM tiếp tục tham mưu cho UBND TPHCM xây dựng cơ chế chính sách để đảm bảo công tác tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Nghị quyết 23, trong đó xử lý nghiêm các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về PCCC.
Trưởng phòng PC07 - Công an TPHCM - Đại tá Huỳnh Quang Tâm cho biết, hiện còn 235 cơ sở thuộc sở hữu tư nhân, có nhiều cơ sở không có giấy phép, sai phép, không phù hợp quy hoạch, không đảm bảo về môi trường, có cơ sở diện di dời. Sắp tới PC07 và các quận, huyện sẽ phối hợp chặt chẽ, quyết liệt để thực hiện theo Nghị quyết 23.