Dinh dưỡng hôm nay

An thần, chữa mất ngủ với bài Thuốc hạt sen, trái nhãn

Sen và nhãn đều có tác dụng bổ tâm tỳ, trị mất ngủ; khi kết hợp với nhau cùng các vị Thuốc khác còn tạo ra bài Thuốc an thần hữu hiệu.

Sen

Trong cuốn thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm Thuốc của lương y đa khoa bùi đắc sáng, viện hàn lâm khoa học và công nghệ, cây sen hay còn gọi là liên nhục, liên tâm... gieo bằng hạt hoặc trồng bằng thân rễ (ngó sen) ở ao, hồ. đây là loại cây có rất nhiều công dụng, từ lá, hoa, hạt, tâm, nhụy sen... đặc biệt, hạt sen ngoài giá trị cao trên thị trường quốc tế để thực dưỡng thì còn cho nhiều vị Thuốc quý.

Liên ngẫu - thân rễ sen hay còn gọi là ngó sen, vị ngọt, nhựa dính, tính mát, làm thức ăn, chủ trị tử cung xuất huyết, di tinh, dùng khô 20-30 g mỗi ngày, có thể nấu canh hoặc sắc uống. hà diệp (lá sen) và cuống sen vị đắng, tính mát, tác dụng chỉ huyết, chủ trị các loại xuất huyết. hoa sen vị ngọt đắng, tính mát, tác dụng an thần, chủ trị mất ngủ, dùng 2-4 g một ngày, hãm hoặc sắc uống.

Liên tâm (tâm sen) vị đắng, ngọt, tính lạnh, tác dụng dưỡng tâm, an thân, chủ trị tim đập nhanh, khó ngủ, ngủ mê, hãm hoặc sắc uống 2-4 g mỗi ngày. liên tu (nhụy sen, tua sen) vị ngọt, tính ấm, tác dụng thanh tâm, thông thận, làm đen tóc. cuối cùng là hạt sen vị ngọt tính bình, hơi chát, tác dụng bổ tâm tỳ, ích khí lực, mạnh trí, minh mẫn; chủ trị yếu mệt, mất ngủ, kém ăn, hay quên.

Hai bài Thuốc từ hạt sen trị mất ngủ, kém ăn như sau:

Hạt sen 16 g, hoài sơn (củ mài) 12 g, sâm bố chính 12 g, tán bột mịn, pha với mật ong uống 20-30 g mỗi ngày. hoặc hạt sen, củ mài cùng long nhãn nấu chè ăn hàng ngày.

Hạt sen khô còn chữa chứng ỉa chảy kéo dài, ít ăn, gầy yếu ở trẻ em bằng cách đem tán bột mịn, uống 8-16 g mỗi ngày lúc đói.

Chè hạt sen, long nhãn, củ mài bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Ảnh: Quora

Nhãn

Nhãn là cây quý, phát hiện từ cổ xưa, được trồng phổ biến khắp cả nước, nhất là ở bắc bộ và trung bộ. trong đông y, cùi nhãn hay còn gọi là long nhãn nhục vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tâm tỳ, ích trí, chữ thần kinh suy nhược, mất ngủ. đặc biệt, nhãn khi kết hợp với sen giúp an thần hiệu quả.

Một số bài Thuốc trị mất ngủ như sau:

Long nhãn nhục 100 g, đương quy 50 g, ngưu tất 50 g, ngâm rượu trắng, thành rượu bổ huyết, uống một chén 20-30 ml mỗi lần.

Long nhãn nhục, liên nhục, quả dâu chín, sinh địa, đương quy, mỗi loại 12 g sắc uống chữa suy yếu, thiếu máu, thần kinh suy nhược, mất ngủ.

Long nhãn nhục 24 g, đương quy 8 g, phụ thần 16 g, táo nhân sao 8 g, viến chí chế 8 g, mộc hương 4 g, nhân sâm 24 g, trích hoàng kỳ 24 g, bạch truật 24 g, cam thảo 4 quả, đại táo 5 quả, sinh khương 3 lát, tất cả sắc uống ấm, chủ trị mất ngủ, hay quên.

Long nhãn nhục và cao ban lỏng lượng 40 g sắc thành cao lỏng, hòa cao, uống 15 ml một lần, ngày hai lần, tác dụng bổ tinh huyết, chủ trị mất ngủ, miệng lở, da khô.

bài Thuốc có nhãn và sen giúp an thân, trị mất ngủ:

Long nhãn nhục 20 g, hạt sen 40 g, lá vông 20 g, táo nhân sao đen 20 g, lá dâu 20 g, bá tử nhân sao 20 g, hoài sơn 40 g, tán, hoàn viên, uống 8-12 g mỗi lần, ngày 2-3 lần, tác dụng bổ tâm tỳ, an thần, chủ trị mất ngủ do tâm tỳ hư yếu.

Long nhãn nhục 16 g, tâm sen 8 g, lạc tiên 16 g, hao bưởi 4 g, sắc uống, trị suy nhược cơ thể, mất ngủ.

Thúy Quỳnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/an-than-chua-mat-ngu-voi-bai-thuoc-hat-sen-trai-nhan-4458544.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ bị sởi nên hạn chế chất béo, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nướng, xông khói, nội tạng động vật, bánh kem, chocolate.
  • Mít không chỉ là thứ quả thơm ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh như giải rượu, tăng tiết sữa, chữa hen suyễn...
  • Hạt sen vừa là món ngon vừa là bài Thu*c chữa bệnh. Để dùng hạt sen chữa bệnh đạt hiệu quả nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau...
  • Nếu heo bị tiêm Thuốc an thần vài giờ trước khi giết mổ, thịt sẽ tồn dư Thuốc khiến người ăn có thể bị giãn nở mạch máu, hạ huyết áp, hô hấp chậm, rối loạn giấc ngủ.
  • Nhiều người cho rằng ăn hạt sen chữa mất ngủ nhưng thực tế nếu dùng không đúng cách sẽ không có hiệu quả.
  • Theo Đông y hạt sen có vị ngọt, chát, tính bình; vào các kinh: tâm, tỳ và thận. Có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, sáp tràng, an thai, lợi thủy.
  • Theo y học cổ truyền, để làm Thuốc, người ta thu hái các bộ phận trên mặt đất của cây chùm bao, rửa sạch, phơi khô, cắt đoạn 3 - 5cm.
  • Theo Đông y, đan sâm vị đắng, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can. Có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, lương huyết, tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền.
  • Lá sen và hoa sen được xem như loại dược liệu quý từ xa xưa, trị được nhiều bệnh, do đời sống hiện đại đem đến.
  • Tâm sen là mầm màu lục sẫm ở phần trong của quả sen, tên Thu*c trong y học cổ truyền là liên tâm. Vị đắng, không độc, tính hàn, vào kinh tâm có tác dụng an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền (hâm hấp, sốt khó chịu, bứt rứt, khát nước, thổ huyết). Liều dùng hàng ngày: 4-8g dưới dạng Thu*c sắc, hãm hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị Thu*c khác theo những công thức sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY