Lão khoa hôm nay

Lão khoa giữ vai trò chuyên sâu trong việc khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý người cao tuổi, dựa trên những đặc điểm bệnh lý riêng biệt của sinh lý học lão khoa. Bên cạnh đó lão khoa cũng thực hiện nghiên cứu về khía cạnh sinh lý, tâm lý và tác động xã hội đối với người cao tuổi. Các bệnh lão khoa thường gặp như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy tim, đột quỵ, tiểu tiện không kiểm soát, sa sút trí tuệ, Parkinson, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày do dùng thuốc,...

Bác sĩ lão khoa chỉ rõ sai lầm người cao tuổi hay gặp phải khi điều trị bệnh

Không dùng Thu*c thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ hay dùng mãi một đơn Thu*c cũ mà không chịu đi thăm khám lại bệnh, thường suy nghĩ tiêu cực…là những sai lầm hay gặp phải của người cao tuổi khi điều trị bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Chí Bình - Khoa Tim mạch – Hô hấp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, trong số các bệnh gây Tu vong hàng đầu thì người cao tuổi thường mắc phải các bệnh liên quan đến chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm như đột quỵ, tim mạch, đái tháo đường, bệnh liên quan đến phổi… Đặc biệt, người cao tuổi thường bị mắc đan xen đa bệnh lý, sức khỏe suy giảm nên công tác điều trị, dự phòng thường gặp nhiều khó khăn.

Để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi thì công tác dự phòng bệnh đóng vai trò quan trọng. Để làm được điều đó, bản thân người cao tuổi phải duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi bệnh và tuân thủ việc dùng Thu*c theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Bình chia sẻ thêm, sai lầm thường gặp trong việc điều trị bệnh của người cao tuổi là không dùng Thu*c thường xuyên theo đúng chỉ định, dùng mãi một đơn Thu*c cũ mà không chịu đi thăm khám lại bệnh…

Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì họ lại có những suy nghĩ tiêu cực rằng bản thân trở thành gánh nặng cho con cháu. Chính lối suy nghĩ tiêu cực này sẽ gây trở ngại cho quá trình điều trị bệnh, bởi lẽ tinh thần là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi.

Do đó, để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cần được tiếp tục quan tâm hơn nữa.


Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại BV Lão khoa Trung ương.

Thống kê cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam hiện là 76,6 tuổi, cao hơn mức trung bình của thế giới (72 tuổi). Việt Nam đang ở độ tuổi trung bình của giai đoạn dân số vàng và đang đứng trước thách thức về mặt già hóa dân số.

TS. Nguyễn Bích Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Chỉ đạo tuyến, BV Lão khoa Trung ương cho biết, Việt Nam đang trong thời kỳ già hóa dân số với tỉ lệ người cao tuổi ngày càng tăng, chỉ chưa đầy 20 năm nữa sẽ bước sang giai đoạn dân số già, khi đó tỉ lệ người cao tuổi được dự báo chiếm tới 20%.

Tuổi thọ người Việt tăng lên là điều đáng mừng, nhờ điều kiện sống được cải thiện nhiều so với trước, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng tốt hơn. Và để người cao tuổi Việt Nam thật sự sống khỏe, vui, có ích thì những hoạt động nhằm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cũng đang ngày càng được quan tâm.

Theo ông Phan Việt Sinh – Chủ tịch Công đoàn BV Lão khoa Trung ương, nhân Ngày Người cao tuổi Việt Nam 6/6, Bệnh viện Lão khoa Trung ương phối hợp Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng tổ chức Cuộc thi Vui – khỏe – Có ích cho người cao tuổi đến từ 3 phường Lê Đại Hành, Quỳnh Mai và Bùi Thị Xuân.

Hoạt động này nhằm tạo sân chơi bổ ích cho người cao tuổi trên địa bàn được gặp gỡ, giao lưu cũng như tìm hiểu kiến thức về các bệnh mạn tính, các hội chứng thường gặp ở người cao tuổi với sự tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.


TS. Nguyễn Bích Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo Chỉ đạo tuyến trao giải Nhất cho phường Quỳnh Mai.

P.H

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/gia-hoa-dan-so-lam-sao-de-nguoi-cao-tuoi-song-khoe-co-ich-n158614.html)

Tin cùng nội dung

  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY