Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Dấu hiệu đau thoái hóa khớp gối

(HNMCT) - Hỏi: Thưa bác sĩ, gần đây tôi hay bị đau đầu gối, đây có phải là dấu hiệu của tình trạng thoái hóa khớp gối? Tôi cần làm gì để giảm đau hiệu quả? Đặng Thị Thu (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội)

(HNMCT) - Hỏi: Thưa bác sĩ, gần đây tôi hay bị đau đầu gối, đây có phải là dấu hiệu của tình trạng thoái hóa khớp gối? Tôi cần làm gì để giảm đau hiệu quả? Đặng Thị Thu (Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội)

Đáp: Khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân có thể có một số biểu hiện như khớp gối bị đau nhức, càng về sau những cơn đau càng tăng dần. Đặc biệt, cơn đau sẽ càng rõ rệt khi bệnh nhân vận động hay thay đổi tư thế.

Dấu hiệu của thoái hóa khớp gối là gối sưng, căng cứng đầu gối, thường gặp nhất là sau khi ngủ dậy. đồng thời, khớp gối của người bệnh cũng kém linh hoạt. khi di chuyển, dáng đi của người bệnh theo kiểu chữ o, chữ x hoặc thậm chí là mất chức năng vận động. nếu bác có các dấu hiệu trên thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh. bệnh nhân thường phải đối mặt với những cơn đau, gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày và trong lao động vì chức năng vận động bị suy giảm rõ rệt. bên cạnh đó, người bệnh cũng thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là trầm cảm.

Bệnh thoái hóa khớp gối thường liên quan đến vấn đề tuổi tác, có thể hiểu là sự lão hóa tự nhiên. vì thế, rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng phương pháp thì có thể làm giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân phục hồi khả năng vận động, phòng ngừa nguy cơ biến chứng, biến dạng khớp gối.

Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý. Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả và cần thực hiện đầu tiên, nhất là đối với những người mắc chứng thừa cân béo phì. Việc giảm bớt trọng lượng của cơ thể sẽ giúp giảm bớt gánh nặng lên đầu gối, giúp người bệnh giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa.

Người bệnh nên tập luyện đều đặn mỗi ngày tùy theo mức độ bệnh; nên tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội...

Ngoài ra, bác có thể thực hiện một số liệu pháp thay thế để kiểm soát bệnh hiệu quả như chườm lạnh hoặc chườm nóng. Khi khớp gối sưng đau thì nên chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng. Sau đó, có thể chườm nóng để cải thiện tình trạng cứng khớp. Việc xoa bóp khớp gối cũng có tác dụng làm dịu cơn đau và thư giãn cơ bắp. Đây cũng là các biện pháp giúp kích thích lưu thông máu hiệu quả.

GS.TS Nguyễn Thị Mai Hồng (nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai) 

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1039185/bac-si-tai-nha-dau-hieu-dau-thoai-hoa-khop-goi)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY