Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bác sĩ tại nhà: Làm gì khi bị bỏng nắng do tia UV?

(HNMCT) - Hỏi: Mỗi khi đi dưới ánh mặt trời lâu là tôi lại bị sưng, ngứa một số vùng da của cơ thể. Có cách nào để giảm tình trạng này hay không, thưa bác sĩ? Nguyễn Minh Hà (phố Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội)

(hnmct) - hỏi: mỗi khi đi dưới ánh mặt trời lâu là tôi lại bị sưng, ngứa một số vùng da của cơ thể. liệu đó có phải là do tôi bị dị ứng hay bị bỏng nắng hay không, có cách nào để giảm tình trạng này hay không, thưa bác sĩ? nguyễn minh hà (phố xã đàn, quận đống đa, hà nội)

đáp: làn da đỏ phồng rộp, đặc biệt vùng mặt và tay bị sưng nề, ngứa, bỏng rát sau khoảng thời gian phải làm việc liên tục ngoài trời chính là biểu hiện của bỏng nắng do tia uv.

Mùa hè với ánh nắng gay gắt và chỉ số tia UV thường xuyên ở mức cao là tác nhân gây ra nhiều vấn đề về da. Có 3 loại tia UV với các mức năng lượng khác nhau.

Tia uva có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da. tia uvb có khả năng xuyên một phần qua tầng ozon và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da, thậm chí ung thư da. người bị bỏng nắng chủ yếu do tia này. còn tia uvc có năng lượng cao nhất nhưng may mắn đã có tầng ozon chặn lại.

Bạn nên tránh ở lâu ngoài trời khi nắng nóng cao điểm. Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài trời thì cần sử dụng kem chống nắng (lựa chọn loại kem chống nắng có quang phổ rộng (broad spectrum) đủ khả năng chống lại tia UVB (SPF), UVA (PA).

Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da. Có thể sử dụng viên uống chống nắng phối hợp để bảo vệ da, kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng.

Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên tắm rửa, luôn đảm bảo cho làn da khô thoáng và sạch sẽ, gội rửa hết bụi bẩn trên da, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc sau khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Dù vậy, không nên quá lạm dụng việc tắm rửa.

Ngoài ra, cần uống đủ nước, ăn rau củ, quả tươi, nước ép trái cây giàu vitamin. Khi có dấu hiệu mắc các bệnh da liễu, hãy đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1006566/bac-si-tai-nha-lam-gi-khi-bi-bong-nang-do-tia-uv)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Làm mát da bằng khăn ướt, gạc ẩm hoặc dùng đá bọc trong một chiếc khăn xoa nhẹ lên vùng da cháy nắng, bôi kem dưỡng ẩm, kem chống nắng...
  • MangYTe - Những ngày nắng nóng này, Bệnh viện Da liễu TP.HCM tiếp nhận nhiều trường hợp da bị bỏng đỏ, ngứa rát, sạm đen, nổi nhiều mụn do tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Bác sĩ khuyên phòng tránh như thế nào?
  • Nắng nóng cũng là thời điểm nhiều người muốn đi du lịch, tắm biển để thư giãn, xả hơi. Tuy nhiên, với mức nhiệt cao, chỉ số tia UV gây hại cho cơ thể luôn ở ngưỡng rất cao như hiện nay khiến không ít người gặp trục trặc về sức khỏe và phải cầu cứu bác sĩ….
  • Cô gái 20 tuổi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương, Hà Nội, khám với làn da đỏ phồng rộp, sau chuyến đi tắm biển.
  • Cháu đi xe máy từ Hà Nội về Nam Định, che chắn cẩn thận nhưng lúc về đến nhà da mặt cháu bị đau rát + rộp. Cháu nghĩ mình bị bỏng do nắng. Giờ cháu phải làm sao ạ?
  • Dưới ánh nắng gay gắt của mùa hè, nếu thường xuyên phải làm việc hoặc đi lại ngoài trời có thể gây ra tình trạng cháy nắng, nám, tàn nhang, nổi mụn.
  • Thưa BS, tôi là nữ năm nay 28 tuổi nặng 51kg, gần đây tôi có triệu chứng ngứa toàn thân, nhiều nhất là ở 2 tay và 2 chân, không có nổi mụn cũng không đỏ chỉ ngứa thôi.
  • Hôm cháu đi biển về, trời nắng gắt nên da bàn tay cháu bị đỏ. Hôm sau cháu tiếp tục đi nắng mà không mang bao tay...
  • Mùa hè, khi ánh nắng mặt trời nhiều là lúc hay gặp các thể bệnh do ánh nắng mặt trời. Một thể bệnh phổ biến nhất là bỏng nắng.
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY