Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bác sĩ túc trực phẫu thuật tim cho bé sơ sinh

TP HCM-Bé trai phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh từ trong bào thai, vừa chào đời đã được bác sĩ viện Từ Dũ phẫu thuật đặt máy tạo nhịp.

Thai phụ 25 tuổi, ngụ tỉnh khánh hòa, khám nhiều nơi phát hiện nhịp tim thai chậm bất thường nên quyết định vào tp hcm tìm cơ hội sống cho con. bác sĩ phát hiện thai nhi bị block nhĩ thất độ ba. đây là bệnh lý do tắc nghẽn việc dẫn truyền tín hiệu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. ngoài ra, bé không kèm theo bất thường về cấu trúc của tim hay cơ quan nào khác.

Với sự bất thường của bé, người mẹ được sàng lọc một số bệnh lý liên quan. Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chẩn đoán thai phụ bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống - có thể gây ảnh hưởng các cơ quan quan trọng như thận, não, tim, phổi, mạch máu....

Bác sĩ sản khoa hội chẩn cùng bác sĩ tim mạch bệnh viện nhi đồng 2 nhiều lần, quyết định can thiệp đặt máy tạo nhịp cho bé ngay sau sinh. khi thai được 35-36 tuần, bé có biểu hiện suy tim, tim to nên bác sĩ phẫu thuật lấy thai ra ngoài. bé trai vừa chào đời, các bác sĩ tim mạch túc trực sẵn để phẫu thuật đặt máy tạo nhịp, giúp hỗ trợ hoạt động cho tim tốt hơn, chiều 13/9.

Các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Sau mổ, nhịp tim và hô hấp của bé ổn định, được chuyển về bệnh viện nhi theo dõi tiếp. Trải qua hơn một tuần điều trị, sinh hiệu bé ổn định dần, có thể tự thở được, nhịp tim ổn định, bú tốt, hồng hào hơn. Dự kiến, bệnh nhi xuất viện trong vài ngày tới. Người mẹ cũng hồi phục tốt sau mổ, đi lại ăn uống bình thường, được bác sĩ dặn dò theo dõi và tiếp tục điều trị bệnh lý lupus ban đỏ nhằm tránh các biến chứng xảy ra.

Thời gian qua, Bệnh viện Từ Dũ phát triển nhiều kỹ thuật giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý bất thường trong thai kỳ cũng như can thiệp điều trị từ trong bụng mẹ ở một số bệnh lý, giúp cứu sống nhiều trẻ.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bac-si-tuc-truc-phau-thuat-tim-cho-be-so-sinh-4515333.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm ruột hoại tử là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh non tháng.
  • Thông thường, trẻ sơ sinh thường rụng rốn khi được 5 đến 7 ngày tuổi. Nếu chăm sóc rốn không tốt, có thể gây nhiễm trùng rốn.
  • Bốn tuần lễ đầu sau sinh là thời gian cần thiết để trẻ thực hiện những biến đổi S*nh l* thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
  • Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh 5-15 ngày (trung bình là 7 ngày). Các trường hợp rốn lâu rụng thường do dùng thường xuyên các chất sát trùng, do mắc một số bệnh ở rốn hoặc do nhiễm khuẩn.
  • Vi phạm các quy định cho vay, Vũ Ngọc Kình, Phó giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Chi nhánh TP HCM, đã duyệt cho vay trái quy định, cùng các đồng phạm gây thiệt hại 61 tỉ đồng.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY