Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc trị rối loạn tiêu hóa do lạnh

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
Theo Đông y, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh (thực tích); do lạnh (hàn thấp); do nhiễm khuẩn (thấp nhiệt). Trên số báo chủ nhật 142 (ra ngày 4/9/2014), chúng tôi đã giới thiệu một số bài Thuốc trị rối loạn tiêu hóa do ăn uống, trong số này xin giới thiệu tiếp đến bạn đọc một số bài Thuốc trị rối loạn tiêu hóa do lạnh">bài Thuốc trị rối loạn tiêu hóa do lạnh để bạn đọc tham khảo áp dụng.

Người bệnh có biểu hiện đau bụng liên miên, sôi bụng, sợ lạnh, sợ gió, đau đầu, mình lạnh, không khát, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoãn hay nhu hoãn. Cách điều trị: giải biểu, tán hàn (ôn hàn táo thấp hay ôn trung táo thấp). Dùng một trong các bài Thuốc:

Bài 1: nụ sim hay búp ổi sao 100g, vỏ rụt thái mỏng sao 50g, củ riềng 50g. Các vị sao giòn, tán nhỏ, rây, cho vào lọ đậy kín. Người lớn 6 - 8g/lần; trẻ em tùy theo tuổi: 2 - 5g. Hòa trong nước sôi để nguội. Bài 2: Hoắc hương chính khí tán: hoắc hương 15g, tô diệp 10g, thương truật 8g, cam thảo 3g, trần bì 5g, đại táo 4 quả, hậu phác 3g, phục linh 6g. Sấy, sao giòn, tán nhỏ, đóng gói 8 - 10g/gói. Người lớn uống 2 - 5 gói/ngày. Trẻ em: 2 - 3 tuổi uống 1/4 gói/ lần; 4 - 7 tuổi uống 1/3 gói/lần; 8 - 10 tuổi uống 1/2 gói/lần. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng.

Bài 3: Viên hương phác: hoắc hương khô 200g, vỏ rụt 400g, thảo quả 160g, hậu phác 400g, hạt cau rừng 160g, trần bì 160g. Ngâm vỏ rụt với nước gạo, cạo bỏ vỏ ngoài; hậu phác tẩm nước gừng sao; thảo quả bỏ vỏ. Tất cả phơi khô hay sấy khô, tán bột mịn, luyện với hồ thành viên to bằng hạt đậu đen, sấy khô, đóng lọ. Trẻ 2 - 5 tuổi uống 3 - 5 viên/lần; 6 - 10 tuổi uống 6 - 10 viên/lần; 10 - 15 tuổi uống 15 viên. Người lớn uống 20 - 30 viên. Ngày uống 3 lần, uống với nước sôi để nguội. Kiêng thức ăn có mỡ, tanh, khó tiêu; khi điều trị nên ăn cháo loãng. Bài 4: Viên hoắc hương: hoắc hương khô 200g, cam thảo 100g, vỏ vối 160g, đại hồi 200g, trần bì lâu năm 80g, vỏ rụt khô 160g, sa nhân 200g, riềng già khô 160g. Các dược liệu dùng dạng khô, sao lại cho khô; tán nhỏ, rây lấy bột mịn. Luyện với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen. Phơi hay sấy khô. Đóng lọ kín. Chữa nhiễm khí lạnh hoặc khi ăn các thứ nguội lạnh, đầy bụng, tiêu lỏng, nhiều lần, đầy hơi, nôn mửa. Liều dùng: 5 - 10 tuổi dùng 10 viên/lần; 10 - 15 tuổi dùng 20 viên/lần; người lớn dùng 30 viên/lần. Ngày dùng 2 lần, uống với nước nóng hay nước chè nóng. Nên ăn cháo loãng. Kiêng ăn thức ăn sống lạnh.

Bài 5: củ sả 30g, vỏ quýt 20g, hương phụ 10g, búp ổi 40g. Sao giòn, tán bột mịn, đóng lọ kín. Chữa đau bụng, tiêu chảy thể hàn. Người lớn 1 - 2 thìa cà phê/lần; Trẻ em 1/2 thìa cà phê/lần. Uống với nước nóng.

Bài 6: gừng già nướng cháy 40g, quế chi 8g, hoắc hương 20g, đại hồi 12g. Sắc các vị Thuốc, uống khi Thuốc còn ấm. Phụ nữ có thai không dùng. Kết hợp châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt: thiên khu, trung quản, khí hải, túc tam lý, hợp cốc, đại trường du.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tri-roi-loan-tieu-hoa-do-lanh-4117.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Khi bạn tiếp xúc với thời tiết quá lạnh, da và các mô bên dưới có thể bị tê cứng, dẫn đến những tổn thương do lạnh. Tay, chân, mũi và tai là những vùng dễ bị tổn thương do lạnh nhất.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Bụng đầy hơi, khó tiêu, hoặc đau bụng, lạnh bụng, đi tiêu nhiều là những tình trạng thường gặp khi dạ dày chứa quá nhiều món ăn - từ mặn, ngọt, chua, cay, béo...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY