Bài thuốc dân gian hôm nay

Bấm huyệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Bấm huyệt hay còn gọi là diện chẩn là phương pháp dùng những kỹ thuật như: Day, ấn, bấm, xoa… tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể (tùy từng bệnh) để giúp lưu thông, cân bằng và điều hòa hoạt động, chức năng của một số cơ quan trên cơ thể từ đó hỗ trợ chữa trị bệnh.
Tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người Tác hại khi lạm dụng các loại hạt dinh dưỡng Thiếu ngủ gây nên những tác hại gì?
Bấm huyệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

Bấm huyệt giúp hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận chính là một trong số những ứng dụng của phương pháp chữa bệnh này.

Qua rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng huyệt Thái khê có liên quan mật thiết đến thận do đó muốn kiểm tra chức năng của thận có hoạt động bình thường hay không chỉ cần bấm huyệt Thái khê. Và đặc biệt việc bấm huyệt Thái khê đúng cách sẽ hỗ trợ cải thiện chức năng thận đồng thời điều trị bệnh vô cùng hiệu quả.

Huyệt Thái Khê

Vị trí huyệt Thái khê

Huyệt Thái khê nằm ở đỉnh cao nhất, ở ngay giữa gân gót và mắt cá chân trong.

Cách làm như sau

Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt thái kê, day trong vòng 1 phút. Thực hiện đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Sử dụng ngón tay cái nhấn vào vị trí của huyệt Thái khê. Nếu như trong quá trình ấn vào huyệt Thái khê, bạn cảm thấy đau tức thì điều đó có nghĩa thận của bạn đang bị suy giảm chức năng hoạt động, nếu như càng ấn càng cảm thấy đau nhiều thì chức năng giải độc của thận đang hoạt động kém đi.

Phương pháp bấm huyệt chữa sỏi thận được đánh giá an toàn, hiệu quả lâu dài nhưng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện hàng ngày, sau vài tháng sỏi sẽ được bào mòn và đẩy ra khỏi cơ thể đồng thời chức năng của thận cũng được cải thiện đáng kể.

Sử dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng thận rõ rệt, giảm nhanh các dấu hiệu tiểu không thông, tiểu rắt hoặc tiểu đêm nhiều lần giúp giải độc và đẩy các chất độc trong thận ra ngoài hiệu quả. Ngoài ra có thể giảm đau mỏi gối, đau lưng và tạo cho cơ thể một giấc ngủ sâu.

Một số cách bấm huyệt đạo khác giúp điều trị thận yếu

Bấm huyệt dũng tuyền: huyệt này nằm ở chỗ lõm dưới bàn chân, có khả năng điều hòa tâm lý và phục hồi sức khỏe.

Vị trí huyệt dũng tuyền

Bấm huyệt quan nguyên: huyệt này nằm dưới rốn 3cm, có công dụng bổ thận, tráng dương, điều hòa khí huyết.

Vị trí huyệt quan nguyên

huyệt này nằm dưới rốn 1,5cm. Bấm huyệt này cũng giúp bổ thận , ích nguyên, lưu thông khí huyết.

Vị trí huyệt khí hải

huyệt này có 2 vị trí, nằm ở dưới mõm ngang đốt sống thắt lưng, có tác dụng ích thủy, tráng hỏa, điều hòa khí thận, giúp gân cốt dẻo dai.

Vị trí huyệt thận du

Châm cứu chữa sỏi mật và sỏi tiết niệu

Sỏi túi mật

Huyệt vị

A thị huyệt (điểm ấn đau vùng bụng trên bên phải), huyệt nhật nguyệt (từ núm vú kéo thẳng xuống ở khoảng giữa gian sườn 7, sát bờ trên xương sườn 8) bên phải và hai huyệt dương lăng tuyền (ngồi thẳng co gối, thõng chân xuống, huyệt ở chỗ lõm phía trước nơi thân nối với đầu trên xương mác) là chủ huyệt. Những huyệt hỗ trợ là hợp cốc (ở chỗ lõm giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai (ngón cái và ngón trỏ), dùng ngón tay cái ấn men theo bờ xương bàn tay thứ hai tìm điểm khi ấn có cảm giác đau tức lan sang ngón tay út thì đó là vị trí của huyệt) và 12 huyệt tỉnh khi có sốt, trung quản (trên đường giữa bụng, từ rốn đo lên 4 thốn) và nội quan (vểnh ngược bàn tay vào cẳng tay để lộ rõ khe của gân cơ gan tay lớn và gân cơ gan tay bé, huyệt nằm giữa hai gấn cơ này trên nếp gấp lằn cổ tay 2 thốn) khi có nôn và buồn nôn.

Thao tác

Để bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp 45 độ. Trước tiên xác định và châm nghiêng a thị huyệt và nhật nguyệt với góc 45 độ, sâu 0,5-1 thốn, thực hiện thao tác vê kim. Tiếp theo, châm dương lăng tuyền sâu 1,5-3 thốn với thao tác nâng đẩy và vê kim. Châm trung quản sâu 1,5-2 thốn, châm nghiêng và vê kim, châm hợp cốc sâu 0,5-1 thốn, châm thẳng và thực hiện thao tác vê kim. Nếu trong cơn đau, dùng kim tam lăng chích máu 12 huyệt tỉnh và thực hiện thao tác vê kim các huyệt khác liên tục cho đến khi hết đau, có thể lưu kim từ 1-2 giờ.

Sỏi túi mật là một bệnh thường gặp trong ngoại khoa và hầu hết được y học hiện đại xử lý bằng phẫu thuật. Châm cứu có thể giúp cho túi mật tăng co bóp, giảm sự co thắt của cơ Oddi, tống xuất sỏi và các chất ứ trệ trong túi mật. Nghiên cứu của các nhà y học cổ truyền Trung Quốc cho thấy, nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì sau 2-3 lần châm cứu, sỏi có thể bị đẩy ra bên ngoài, nếu thực hiện sau 5-7 lần mà không đạt hiệu quả thì nên dừng lại và chuyển sang biện pháp điều trị khác.

Sỏi tiết niệu

Huyệt vị

A thị huyệt là chủ yếu, các huyệt phối hợp được chọn tùy theo các biểu hiện lâm sàng. Huyệt thận du (dưới gai ngang đốt sống thắt lưng 2, từ đường giữa cột sống ngang ra 1,5 thốn), huyệt kinh môn (dưới đầu mút của xương sườn cụt, đè vào có cảm giác ê hoặc tức) dùng cho sỏi thận và sỏi niệu quản trên. Huyệt dương lăng tuyền (ngồi thẳng co gối, thõng chân xuống, huyệt ở chỗ lõm phía trước nơi thân nối với đầu trên xương mác) dùng cho sỏi niệu quản giữa và dưới. Huyệt quan nguyên (là giao điểm của 3/5 trên và 2/5 dưới của đường nối rốn và điểm giữa bờ trên xương mu) và huyệt trung cực (trên đường giữa bụng dưới rốn 4 thốn, trên điểm giữa bờ trên xương mu 1 thốn) dùng cho sỏi bàng quang.

A thị huyệt bao gồm

Điểm ấn đau trong sỏi thận và sỏi niệu quản trên thường xuất hiện tại vùng phân bố của dây thần kinh tủy sống giữa đốt sống ngực thứ X và thắt lưng thứ I.

Các điểm ấn đau trong sỏi niệu quản giữa và dưới thường xuất hiện tại vùng phân bố của các dây thần kinh tủy sống giữa đốt sống ngực thứ IX và thắt lưng thứ II.

Các điểm ấn đau trong sỏi bàng quang thường xuất hiện ở vùng bụng dưới.

Đau quặn trong sỏi thận và sỏi niệu quản thường lan đến vùng thận, vùng bụng dưới và mặt trong đùi, nhưng trong sỏi bàng quang đau ở vùng hội âm.

Những điểm hiện ra trên da của sỏi trên phim Xquang cũng có thể chọn làm a thị huyệt.

Thao tác

Những huyệt ở trên mức cột sống thắt lưng II được châm nghiêng 30-45 độ với kim hướng về phía cột sống, sâu từ 1-1,2 thốn, thực hiện thao tác vê kim. Những huyệt ở dưới mức cột sống thắt lưng II được châm thẳng góc với thao tác nâng, đẩy và cọ kim, sâu từ 1-2 thốn. Những huyệt ở vùng bụng nên châm thẳng góc cho đến phúc mạc kèm thao tác nâng, đẩy và cọ chậm rãi. Châm huyệt dương lăng tuyền và túc tam lý sâu 1,5-2 thốn kém theo thao tác nâng, đẩy và vê kim.

Phương pháp châm trong cơn đau quặn thận tương tự như với cơn đau quặn mật. Thao tác được thực hiện trong 10-20 phút, lưu kim 30-60 phút, mỗi ngày châm một lần, 7 ngày là một liệu trình, giữa hai liệu trình nghỉ 2 ngày.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi áp dụng phương pháp này.

Theo Sức khỏe đời sống/Soha.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/bam-huyet-giup-ho-tro-dieu-tri-benh-soi-than-88219.html)

Tin cùng nội dung

  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.