Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bản tin Covid-19 ngày 20/4: Có thể xử lý hình sự nếu cố ý lan truyền tin giả

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 20/4 của Bộ Y tế cho biết có 2.461 ca mắc mới, tiếp tục đà tăng của các ngày trước đó. Hôm nay ghi nhận số mắc cao nhất trong hơn 6 tháng qua. Trong ngày có 245 bệnh nhân khỏi; 109 bệnh nhân thở oxy.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.538.248 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.603 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 245 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.615.987 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 109 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 80 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 8 ca

- Thở máy không xâm lấn: 0 ca

- Thở máy xâm lấn: 21 ca

- ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 141/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine covid-19
trong ngày 19/4 có 4.420 liều vaccine phòng covid-19 được tiêm. như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.114.033 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.512.412 liều: Mũi 1 là 70.907.668 liều; Mũi 2 là 68.450.613 liều; Mũi bổ sung là 14.343.877 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 52.065.575 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.744.679 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.964.983 liều: Mũi 1 là 9.130.472 liều; Mũi 2 là 9.021.223 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.813.288 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.636.638 liều: Mũi 1 là 10.205.919 liều; Mũi 2 là 8.430.719 liều.

Cố ý lan truyền tin giả về dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý hình sự

Theo skđs, thời gian gần đây, khi dịch bệnh covid-19 có xu hướng gia tăng, bên cạnh những thông tin chính xác, tích cực, góp phần đẩy mạnh công tác chống dịch, thì cũng có không ít tin giả, tin sai sự thật liên quan đến dịch covid-19 được lan truyền một cách cố ý, nhất là trên không gian mạng.

Mới đây nhất có thể kể đến thông tin "Cập nhật 12 điểm nóng tại TP HCM" hay "Hà Nội sẵn sàng phương án dạy học trực tuyến khi có học sinh mắc Covid-19" là những thông tin sai sự thật đã được lan truyền. Ngay sau khi xuất hiện những thông tin này, Sở Y tế TP HCM và Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội đã tức tốc có thông báo bác bỏ.

Thông tin sai sự thật liên quan đến dịch Covid-19 được lan truyền mới đây. Ảnh chụp màn hình.

Pgs.ts trần đắc phu - cố vấn cao cấp trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam, nguyên cục trưởng cục y tế dự phòng – bộ y tế cho biết, việt nam là một đất nước và có quy định rõ ràng về phát ngôn và rất minh bạch đối với thông tin về dịch bệnh. chính vì vậy những thông tin chưa mang tính khẳng định sẽ không được thông báo.

Còn việc tung thông tin giả, thông tin sai sự thật lên mạng xã hội thì không chỉ riêng vấn đề về dịch bệnh mà từ lâu đã là câu chuyện của cả các lĩnh vực khác. tuy nhiên, có thể nhận thấy tin giả liên quan đến dịch covid-19 không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng xã hội, mà còn tạo ra nhiều tác động tiêu cực ở những mức độ khác nhau đối với công tác phòng, chống dịch. do đó, ngăn chặn, đẩy lùi tin giả là yêu cầu luôn mang tính cấp thiết đối với "cuộc chiến" chống đại dịch covid-19 hiện nay.

Để đẩy lùi tình trạng này, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, ngoài việc cơ quan chức năng như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các cơ quan liên quan cần vào cuộc để đẩy lùi, ngăn chặn thông tin giả, thì việc đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân là điều vô cùng cần thiết.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế. Ảnh: SKĐS.

"cần tuyên truyền và hướng dẫn cho người dân những kỹ năng để nhận biết thông tin không đúng trên không gian mạng. khi tiếp cận thông tin trên không gian mạng người dân cần bình tĩnh, tỉnh táo sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo. cần xem các tin tức về dịch bệnh từ các báo hay kênh truyền hình chính thống, từ nguồn thông tin của bộ y tế…

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền rõ về việc chia sẻ, phát tán, bịa đặt thông tin sai sự thật là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt nghiêm minh, thậm chí có thể xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi những thông tin giả bị phát tán thì cơ quan chức năng cũng cần nhanh chóng vào cuộc để bác bỏ và xử lý triệt để ngay, tránh gây tâm lý hoang mang cho người dân", PGS.TS Trần Đắc Phu đưa ra giải pháp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ban-tin-covid-19-ngay-204-co-the-xu-ly-hinh-su-neu-co-y-lan-truyen-tin-gia-5715740.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY