Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bản tin y tế ngày 27/2: Số ca mắc mới Covid-19 giảm nhẹ

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 27/2 của Bộ Y tế cho biết, có 4 ca mắc mới Covid-19, giảm nhẹ so với hôm qua; Trong ngày chỉ có 1 bệnh nhân khỏi, trong khi bệnh nhân nặng gia tăng lên 4 ca.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.905 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.488 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 3 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.614.763 ca

2. số bệnh nhân đang thở ô xy là 4 ca, trong đó:

Thở ô xy qua mặt nạ: 3 ca

Thở ô xy dòng cao HFNC: 0 ca

Thở máy không xâm lấn: 0 ca

Thở máy xâm lấn: 1 ca

ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

Ngày 26/2 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine Covid-19

Trong ngày 26/2 có 1.962 liều vaccine phòng covid-19 được tiêm. như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.286.114 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.844.523 liều: Mũi 1 là 71.082.723 liều; Mũi 2 là 68.703.624 liều; Mũi bổ sung là 14.534.341 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.948.201 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.575.634 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.894.805 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.352 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.809.629 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.546.786 liều: Mũi 1 là 10.262.913 liều; Mũi 2 là 8.283.873 liều.

Bé gái sơ sinh chào đời với cân nặng "khủng" 6 kg

Theo SKĐS, một sản phụ ở Hà Tĩnh đã được các bác sĩ mổ đẻ, đón em bé có cân nặng 6kg. Đây là trường hợp kỷ lục, hiếm gặp.

Sáng 25/2, chị Trần Thị H. (36 tuổi, trú xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh) chuyển dạ, được người nhà đưa đến Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Đây là lần 3 chị H. mang thai. Các bác sĩ chẩn đoán thai to hơn bình thường, trong khi sản phụ có 2 vết mổ đẻ cũ.

Đến 14h cùng ngày, bác sĩ chỉ định mổ đẻ cấp cứu. Bé gái chào đời với cân nặng đến 6kg, da hồng hào, khóc to. Cân nặng của bé cao gấp đôi một đứa trẻ sơ sinh bình thường.

Bác sĩ Nguyễn Viết Thọ, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh) cho biết, đây là trường hợp bé sơ sinh chào đời với cân nặng kỷ lục, hiếm gặp.

Những trường hợp như thế này khi mang thai có nhiều nguy cơ như vỡ tử cung, khi mổ có thể dễ chảy máu đờ tử cung. Về phía bé, sau sinh dễ bị hạ đường huyết hoặc bị rối loạn chuyển hóa.

"Nhưng trường hợp sản phụ H. rất may sức khỏe của mẹ và bé đều ổn định, đang tiếp tục theo dõi tại bệnh viện", bác sĩ Thọ nói.

Ông Thọ khuyến cáo người mẹ mang thai lớn, có tiền sử sinh con trên 4 kg cần đi khám sàng lọc tiểu đường thai kỳ theo đúng quy trình.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ban-tin-y-te-ngay-272-so-ca-mac-moi-covid-19-giam-nhe-5710919.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY