Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bản tin y tế ngày 9/2: Số F0 khỏi gấp gần 3 lần số mắc mới Covid-19

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 9/2 của Bộ Y tế cho biết có 17 ca mắc Covid-19 mới; trong ngày có 46 bệnh nhân khỏi; Hôm nay tròn 40 ngày Việt Nam không ghi nhận ca Covid-19 tử vong.

Tình hình dịch Covid-19 Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.526.627 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.485 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 46 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.614.644 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 2 ca, trong đó:

Thở ô xy qua mặt nạ: 2 ca

Thở ô xy dòng cao HFNC: 0 ca

Thở máy không xâm lấn: 0 ca

Thở máy xâm lấn: 0 ca

ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

Ngày 08/02 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine Covid-19

Trong ngày 08/02 có 422 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 266.210.225 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.820.834 liều: Mũi 1 là 71.082.408 liều; Mũi 2 là 68.723.825 liều; Mũi bổ sung là 14.534.330 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.933.667 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.546.604 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.894.803 liều: Mũi 1 là 9.127.824 liều; Mũi 2 là 8.957.352 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.809.627 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.494.588 liều: Mũi 1 là 10.247.641 liều; Mũi 2 là 8.246.947 liều.

Thời tiết nồm ẩm kéo dài là điều kiện thuận lợi để viêm mũi dị ứng phát tác

Theo SKĐS, mùa xuân, thời tiết thay đổi, nồm ẩm kéo dài, phấn hoa, nấm mốc phát triển là những tác nhân phổ biến gây viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là bệnh dị ứng phổ biến với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, ước tính có tới 90% bệnh nhân viêm mũi dị ứng không được điều trị, điều trị không đủ hoặc điều trị không đúng cách.

Mặc dù phương pháp điều trị lý tưởng đối với viêm mũi dị ứng là tránh các tác nhân gây dị ứng, nhưng một số tác nhân gây dị ứng là không thể tránh khỏi. Trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng.

Các loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến bao gồm:

- Nước muối sinh lý: Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp loại bỏ các chất gây dị ứng và giảm chất nhầy từ mũi, giảm thoát dịch xuống phía sau cổ họng.

- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin làm giảm các triệu chứng ngứa, hắt hơi hoặc sổ mũi. Các loại thuốc kháng histamine phổ biến bao gồm diphenhydramine, hydroxyzine, fexofenadine, cetirizine và loratadine.

Thuốc có tác dụng phụ nhẹ nhưng có thể bao gồm khô miệng và táo bón, một số loại có thể gây buồn ngủ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược dĩ trước khi dùng thuốc nếu trên 65 tuổi, mắc bệnh tăng nhãn áp, khó tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, rối loạn tuyến giáp hoặc các tình trạng bệnh lý khác.

- Thuốc kháng viêm corticosteroid: Thuốc xịt mũi chống viêm có thể chứa thuốc kháng histamine, corticosteroid hoặc kết hợp thuốc kháng histamine và corticosteroid, làm giảm giải phóng các chất trung gian gây viêm khác nhau, giúp giảm sưng ở mũi và xoang. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng thuốc để xác định liều lượng thích hợp.

- Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi làm co mạch máu trong mũi làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi. Thuốc thông mũi có thể được dùng bằng đường uống hoặc xịt mũi.

Các tác dụng phụ bao gồm tăng nhịp tim, căng thẳng và mất ngủ, vì vậy tốt nhất nên dùng thuốc vào buổi sáng. Thuốc cần được dùng thận trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh tăng nhãn áp, cường giáp hoặc đang dùng một số loại thuốc.

Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng thuốc sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn rất khó điều trị

- Thuốc đối kháng thụ thể leukotrien: Leukotrienes được giải phóng trong phản ứng dị ứng và có thể gây viêm. Thuốc chống leukotrienes có thể giúp giảm nghẹt mũi.

Trong trường hợp việc điều trị thuốc không hiệu quả các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp miễn dịch để bệnh nhân có thể tiếp xúc với dị nguyên mà không có triệu chứng bệnh.

Cách phòng ngừa viêm mũi dị ứng:

Có thể giảm bớt các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bằng cách xác định tác nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, một số biện pháp dưới đây có thể giúp phòng ngừa bệnh:

Giữ nhà cửa và môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, không ẩm mốc, càng ít bụi càng tốt bằng cách dùng khăn ẩm để phủi bụi, máy lọc bụi…

Thường xuyên giặt và thay ga giường, chăn màn.

Giữ vật nuôi sạch sẽ và không cho phép chúng vào phòng ngủ hoặc trên đồ nội thất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ban-tin-y-te-ngay-92-so-f0khoi-gap-gan-3-lan-so-mac-moi-covid-19-5709334.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY