Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Bàng quang là gì? Vị trí, Cấu tạo Chức năng

Bàng quang là cơ quan đảm nhiệm chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được thải ra ngoài khi tiểu tiện. Vậy vị trí của bàng quang ở đâu? Cấu...

bàng quang là cơ quan đảm nhiệm chức năng chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi được thải ra ngoài thông qua quá trình tiểu tiện. vậy vị trí của bàng quang ở đâu, cấu tạo và vai trò của cơ quan này là gì? cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin trên thông qua bài viết sau. 

I/ Bàng quang và các thông tin cần biết

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bàng quang:

Vị trí của bàng quang

Bàng quang hay còn gọi là bóng đái, nó nằm ngay dưới phúc mạc, sau khớp mu. vị trí của bàng quang khi rỗng và khi chứa đầy nước tiểu có sự dịch chuyển. nếu như ở trạng thái rỗng, bàng quang sẽ nằm hoàn toàn trong phía trước của vùng chậu, sau là trực tràng và tạng Sinh d*c. nhưng khi chứa đầy nước tiểu, nó lại căng lên thành hình cầu, vượt lên cả khớp mu rồi nằm trong ổ bụng.

Bàng quang có hình tứ diện tam giác, cụ thể bao gồm các mặt như sau:

    Mặt phía trên được lớp phúc mạc che phủ, nếu mặt trên lõm thì có nghĩa là bàng quang đang rỗng. Ngược lại, nếu như mặt trên lồi thì bàng quang đang chứa đầy nước tiểu.

Vị trí bàng quang nữ và nam khi trưởng thành sẽ tương tự như nhau. còn đối với trẻ em, vị trí của nó có sự khác biệt đôi chút. ở trẻ nhỏ, phần lớn bóng đái sẽ nằm trong ổ bụng. chúng sẽ có hình dạng giống như quả lê, cuống là ống niệu rốn. càng lớn thì bàng quang sẽ từ từ bị tụt xuống vùng chậu, ống niệu rốn từ từ thu nhỏ và cuối cùng bít hẳn lại. nếu đang băn khoăn không biết bàng quang nằm ở vị trí nào thì bạn có thể tham khảo các thông tin này để tìm lời giải đáp.

Cấu tạo

Bàng quang được cấu tạo gồm 4 lớp. Tính từ trong ra ngoài, nó sẽ được sắp xếp như sau:

    Lớp niêm mạc

Phía bên trong bàng quang hay lòng bàng quang được một che phủ bởi lớp niêm mạc. nó nối thông với bể thận bằng 2 niệu quản, 2 lỗ niệ quản kết hợp với cổ bàng quang sẽ tạo thành hình tam giác. vùng này được gọi là tam giác của bàng quang. đường gờ cao nối thông 2 lỗ niệu quản với nhau được gọi là gờ liên niệu đạo. phía bên dưới, bàng quang được mở ra bằng niệu đạo.

Dung tích chứa của bàng quang ở người trưởng thành dao động từ 300 – 500ml nước tiểu. nếu mắc một số bệnh lý về bàng quang có thể khiến dung tích bị thay đổi. nó có thể giảm xuống hoặc tăng lên đến cả vài chục ml.

Chức năng của bàng quang

Chúng ta đã biết được cấu tạo và vị trí bàng quang, vậy chức năng của cơ quan này là gì? thực chất, chức năng của bàng quang là nơi để chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và thải chúng ra bên ngoài thông qua đường niệu đạo. bên cạnh đó, nó còn đóng vai trò dự trữ nước cho cơ thể. nước tiểu sẽ được đẩy ra bên ngoài theo từng đợt khi có sự hoạt động của 3 lớp cơ. quá trình này được diễn ra như sau:

    Lớp cơ trơn của bàng quang là nơi nhận thông tin và bị chi phối bởi thần kinh phó giao cảm từ tủy. Đây cũng là cơ đảm nhiệm chức năng tống nước tiểu ra khỏi cơ thể.

Bàng quang thực hiện chức năng tiểu tiện dưới sự điều khiển và kiểm soát của một cơ chế thần kinh rất phức tạp. cơ chế thần kinh này bao gồm hệ phó thần kinh giao cảm tủy, những sợi giao cảm tủy ngực, một phần thân não và cả tủy sống. khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, dây thần kinh truyền tín hiệu đến não thông qua các dây thần kinh của tủy sống. não nhận được tín hiệu sẽ gửi phản hồi xuống bàng quang để thực hiện chức năng tiểu tiện. lúc này thành của bàng quang sẽ co lại, đồng thời cơ thắt và van ở gần với đầu của niệu đạo sẽ được thả lỏng rồi dần mở ra. nước tiểu sẽ được chảy xuống và ra khỏi cơ thể.

Bệnh lý thường gặp

Các bệnh liên quan đến bàng quang có thể gặp phải bao gồm:

    Viêm bàng quang

Thông tin thêm: Các bệnh về bàng quang thường gặp & cách phòng ngừa

II/ Biện pháp phòng ngừa các bệnh về bàng quang

Để tránh gặp phải các bệnh nghiêm trọng về bàng quang, cần chú ý một số điều như sau:

    Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày. Nên uống mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít nước. Điều này sẽ giúp làm sạch hết các vi khuẩn trong đường tiết niệu, giúp tránh được tình trạng viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, không uống quá nhiều hoặc quá ít nước để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang.

Trên đây là các thông tin cần biết về vị trí, chức năng và cấu tạo của bàng quang. hiểu rõ các thông tin này sẽ giúp cho chúng ta chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh cho bản thân mình.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bang-quang)

Tin cùng nội dung

  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY