Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân để “không ai bị bỏ lại phía sau”

Theo Bộ Y tế, hiện Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về chăm sóc sức khỏe, thực hiện thành công nhiều Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ như Tu vong bà mẹ, trẻ em giảm nhanh nhất trên thế giới; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em giảm nhanh; tuổi thọ bình quân của người dân tăng...

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đang đối mặt với tình trạng bệnh không lây nhiễm gia tăng, khi chiếm đến 77% số ca Tu vong ở nước ta. Do đó, Bộ Y tế đã thiết lập 3 trụ cột để hỗ trợ ban đầu gồm Chương trình Sức khỏe Việt Nam, Chương trình Tăng cường y tế cơ sở và Các chương trình Mục tiêu y tế - dân số Quốc gia nhằm tạo nên đồng hành và thống nhất với nhau để tối ưu hóa các tác động của cả 3 chương trình trong công tác chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân...

Để tăng cường công tác cho người dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, thực hiện chính sách y tế toàn cầu và hội nhập y tế của Việt Nam là thực hiện ban đầu (Chương trình Sức khỏe Việt Nam, Xây dựng phát triển mạng lưới y tế cơ sở, Chương trình Mục tiêu y tế - dân số); bao phủ toàn dân (về dân số, dịch vụ y tế, bảo vệ tài chính) và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Thực hiện ban đầu (PHC) hướng tới bao phủ toàn dân (UHC), góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) liên quan đến sức khỏe ở Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và các đại biểu tại Lễ phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam.

Mới đây, phát biểu tại Kỳ họp lần thứ 72 Đại hội đồng Y tế Thế giới, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã nhấn mạnh Việt Nam đã ưu tiên trong việc tăng cường hệ thống y tế cơ sở để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn cho người dân. Trong bài phát biểu này, Bộ trưởng nêu rõ “Không để ai bị bỏ lại phía sau” là một nguyên tắc cốt lõi của bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong đó mọi người dân - bất kể họ là ai, sống ở đâu, hoặc có điều kiện kinh tế hay không - đều có thể tiếp cận được các dịch vụ y tế có chất lượng khi cần.

Để thực hiện nguyên tắc này, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực để đảm bảo mọi người dân đều có thể được hưởng lợi từ các chương trình chăm sóc sức khỏe do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả. Ngân sách nhà nước chi trả cho các dịch vụ dự phòng và bao phủ 100% các đối tượng thuộc các chương trình y tế, trong khi chương trình bảo hiểm y tế chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh và đến nay đã bao phủ được 88% dân số.

Để đảm bảo những đối tượng dễ bị tổn thương có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không gặp khó khăn về tài chính, Chính phủ đã hỗ trợ 100% phí bảo hiểm y tế cho tất cả người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và người già từ 85 tuổi trở lên; trợ cấp 70% phí bảo hiểm y tế cho người cận nghèo.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Việt Nam đã ưu tiên trong việc tăng cường hệ thống y tế cơ sở để cung cấp dịch vụ CSSKBĐ tốt hơn cho người dân, xây dựng kế hoạch hành động tổng thể với cam kết cao về mặt chính trị để nâng cao năng lực cho hơn 11.000 trạm y tế xã. Hầu hết các trạm y tế xã đều có bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, cán bộ y học cổ truyền, hoạt động theo nguyên lý y học gia đình; bao gồm tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, phát hiện và điều trị bệnh sớm tập trung vào các bệnh không lây nhiễm. Đổi mới cơ chế tài chính, đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới phương thức hoạt động theo nguyên lý y học gia đình là những nội dung của đổi mới CSSKBĐ hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Việt Nam cũng đã tích cực huy động các nguồn lực tài chính từ vốn vay ưu đãi và viện trợ của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, WHO, Quỹ Toàn cầu, EU và các đối tác phát triển để tăng cường y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu và đổi mới cơ chế tài chính y tế. Hiện nay, Bộ Y tế đã và đang nỗ lực xây dựng 26 trạm y tế điểm tại các địa phương để từ đó nhân rộng mô hình này nhằm phát huy hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại địa phương.

“Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách quan trọng trên cơ sở chuyển hướng từ các dịch vụ chăm sóc dựa vào bệnh viện và chữa bệnh sang chú trọng vào dịch vụ chăm sóc dựa vào cộng đồng và phòng bệnh như Chương trình Sức khỏe Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2018”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ.

Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định có rất nhiều việc cần làm để đổi mới hệ thống y tế theo định hướng lấy CSSKBĐ làm nền tảng với chất lượng, hiệu quả, công bằng để đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Thực tế cho thấy, việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp, chính quyền, trong đó ngành y tế là nòng cốt. Chương trình Sức khỏe Việt Nam không phải là một chương trình mới mà đây là chương trình tổng thể nhằm kết nối các chương trình, dự án, đề án trong những lĩnh vực liên quan để tập trung thực hiện được các mục tiêu ưu tiên về sức khỏe.

Về các giải pháp cụ thể, theo lãnh đạo Bộ Y tế, ngoài việc thực hiện các nội dung của Chương trình Mục tiêu y tế - dân số, các cơ quan liên quan cần có giải pháp thực hiện tốt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu chung là xây dựng môi trường hỗ trợ, tăng cường năng lực cho mỗi người dân; thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe toàn diện để nâng cao sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.

Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2018 - 2030, Chương trình Sức khỏe Việt Nam tập trung vào 11 lĩnh vực chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là nâng cao sức khỏe, bao gồm các nội dung bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động; nhóm thứ hai, bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh gồm chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh, phòng chống tác hại Thu*c lá, phòng chống tác hại của rượu, bia, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và nhóm thứ 3 là chăm sóc sức khỏe ban đầu, kiểm soát bệnh tật, phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm, chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe người lao động.

Ứng dụng các kỹ thuật cao để cứu chữa người bệnh.

Cùng với việc triển khai các chương trình này, ngành y tế đã và đang nỗ lực thực hiện đề án “dây rút ngược” để các bệnh viện chung tay thực hiện. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù số lượng người nước ngoài và Việt kiều về Việt Nam chữa bệnh tăng, tuy nhiên, trong năm qua vẫn có khoảng 40.000 người Việt Nam ra nước ngoài khám, chữa bệnh với chi phí hơn 2 tỷ USD. Sở dĩ có hiện tượng này vì nhiều Sở Y tế mới chỉ tập trung vào giảm tải, tập trung khám chữa bệnh thông thường, chưa đầu tư phát triển các kỹ thuật cao. Nhiều bệnh viện chưa tập trung tăng cường chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Để giải quyết bài toán này, thời gian tiếp theo ngành y tế nhất thiết phải đẩy mạnh kỹ thuật cao tại các tuyến trên. Trước hết, tuyến xã, tuyến huyện phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để người dân tin tưởng ở lại các tuyến này điều trị những bệnh thông thường và bệnh mạn tính.

Bệnh viện tuyến Trung ương sẽ giảm việc khám chữa điều trị cho các bệnh nhân nhẹ, tập trung vào làm kỹ thuật cao, tăng cường dịch vụ theo yêu cầu. Về cơ sở vật chất, các bệnh viện sẽ xây dựng những phòng khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Để triển khai được đề án “dây rút ngược”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, các bệnh viện tuyến Trung ương không được “tham bát bỏ mâm”. Tại sao tuyến Trung ương lại chữa viêm ruột thừa, bó bột, đau bụng, nhức đầu...? Điều này sẽ dẫn tới vấn đề quá tải, làm mất hết hình ảnh bệnh viện.

Thực tế cho thấy, đề án “dây rút ngược” triển khai vào thời điểm này được cho là hợp lý. Vì với chủ trương và định hướng phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu (tại Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh) đến nay, nhiều bệnh viện đã được trang bị các trang thiết bị y tế hiện đại mà “nước bạn có gì, mình cũng có cái đó”, giá tiền khám, chữa bệnh lại rẻ hơn. Mặt khác, trình độ thầy Thu*c Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực, có những thầy Thu*c Việt Nam như GS. Nguyễn Thanh Liêm, PGS.TS. Trần Ngọc Lương... là thầy dạy của nhiều bác sĩ trên thế giới. Những kỹ thuật mà người bệnh nước ngoài đang chọn để áp dụng khi đến Việt Nam là: Can thiệp tim mạch, thụ tinh ống nghiệm, phẫu thuật nội soi, ghép tạng, ghép tế bào gốc đồng loại, ứng dụng robot định vị trong phẫu thuật cột sống, phẫu thuật nội soi nhi khoa... Trong khi đó, kết hợp du lịch với chữa bệnh đang được nhiều nước triển khai khá thành công.

Thực tế đã nhìn thấy rõ, triển khai thành công đề án “dây rút ngược” sẽ hạn chế người Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh, đồng thời giữ chân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam, thay vì chọn nước khác, cũng như thu hút người nước ngoài đến Việt Nam chữa bệnh.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bao-phu-cham-soc-suc-khoe-toan-dan-de-khong-ai-bi-bo-lai-phia-sau-n159184.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY