Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bé 3 tuổi không ăn bánh kẹo ngọt, chăm chỉ đánh răng hàng ngày nhưng vẫn bị sâu răng, nguyên nhân từ điều ít ai ngờ tới

Không phải lúc nào ăn bánh kẹo cũng gây ra sâu răng ở trẻ, trên thực tế có những nguyên nhân tiềm ẩn mà cha mẹ không ngờ tới được.

Hầu hết trẻ em đều thích ăn đồ ngọt và các bậc phụ huynh cũng đều biết rằng sâu răng từ đây mà ra. chính vì thế, nhiều cha mẹ đã nghiêm ngặt hạn chế cho con mình ăn bánh kẹo. tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ khiến nhiều người ngạc nhiên. đó là cậu bé tiểu bảo (3 tuổi) ở trung quốc, không những không bao giờ ăn bánh kẹo, mà còn đánh răng hằng ngày, thế nhưng răng vẫn có một lỗ sâu rất lớn.

Bé 3 tuổi chưa bao giờ ăn đường nhưng vẫn bị sâu răng, bác sĩ chỉ ra vấn đề này rất đáng được cha mẹ quan tâm - Ảnh 1.

Tiểu bảo không ăn bánh kẹo nhưng vẫn bị sâu răng (ảnh minh họa).

Khi đưa con đến bệnh viện khám, bác sĩ cũng nói rõ đó là sâu răng. mẹ của tiểu bảo hoang mang không hiểu tại sao con mình không ăn bánh kẹo mà vẫn bị sâu răng như vậy?

Tại sao trẻ không bao giờ ăn bánh kẹo vẫn bị sâu răng?

Nhiều cha mẹ vẫn luôn tin rằng, sâu răng do ăn bánh kẹo, đồ ngọt mà ra. có nghĩa là, nếu trẻ không ăn những thực phẩm này, răng của chúng sẽ khỏe mạnh? suy nghĩ này hoàn toàn sai!

Theo một cuộc khảo sát do ủy ban y tế trung quốc thực hiện, 70% các trường hợp sâu răng đều là trẻ em dưới 5 tuổi. cứ 10 đứa trẻ dưới 5 tuổi sẽ có 7 trẻ bị sâu răng, con số thực sự đáng kinh ngạc.

Bé 3 tuổi chưa bao giờ ăn đường nhưng vẫn bị sâu răng, bác sĩ chỉ ra vấn đề này rất đáng được cha mẹ quan tâm - Ảnh 2.

Về vấn đề này, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra sâu răng, nếu không các biện pháp phòng ngừa đều vô ích.

Trước hết, cha mẹ cần hiểu rằng, đường không chỉ có mỗi trong bánh kẹo, mà nó còn chứa nhiều trong các loại đồ uống, trái cây… Việc đánh răng hằng ngày có thể ngăn ngừa được các vấn đề về răng miệng, nhưng vì trẻ còn quá nhỏ nên chưa biết cách đánh răng đúng. Vì vậy, việc làm sạch sâu sẽ đảm bảo răng của trẻ được sạch sẽ hoàn toàn.

Ngoài ra, có thể việc chọn không đúng loại kem đánh răng cũng là một trong những yếu tố liên quan. Cha mẹ nên biết về tầm quan trọng của kem đánh răng có chứa fluor trong việc bảo vệ răng miệng của trẻ.

4 yếu tố quan trọng có liên quan tới sâu răng

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong môi trường thích hợp, vi khuẩn ở khoang miệng sẽ phân hủy cacbohydrat còn sót lại giữa các kẽ răng, lấy đó làm thức ăn và sinh sôi hàng loạt. Vi khuẩn bám vào bề mặt răng lâu ngày sẽ gây sâu răng.

Có 4 yếu tố chính liên quan mật thiết tới việc sâu răng ở trẻ.

- Vi khuẩn và các vi sinh vật khác.
- Làm sạch miệng không kỹ càng.
- Môi trường trong khoang miệng.
- Thời gian.

Làm thế nào để ngăn ngừa sự xuất hiện sâu răng ở trẻ em?

Bé 3 tuổi chưa bao giờ ăn đường nhưng vẫn bị sâu răng, bác sĩ chỉ ra vấn đề này rất đáng được cha mẹ quan tâm - Ảnh 3.

Dù ở độ tuổi nào cha mẹ cũng cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ, tránh bị sâu răng (ảnh minh họa).

1. Chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày

Trẻ em thích ăn vặt trong quá trình tăng trưởng là điều bình thường, nhưng cha mẹ cần chú ý thức ăn có độ ngọt cao như các loại bánh không chỉ chứa nhiều đường mà còn dễ dàng lưu lại trên răng của trẻ, vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

2. Chú ý vệ sinh răng miệng

Nếu không đánh răng cẩn thận hoặc thường xuyên, vi khuẩn sẽ sót lại, gây sâu răng.

Trẻ dưới 1 tuổi rưỡi nên được cha mẹ lau miệng bằng tăm bông và gạc sau khi uống sữa hoặc ăn dặm. Trẻ trên 1 tuổi rưỡi cần hình thành thói quen đánh răng vào buổi sáng và tối, súc miệng sau bữa ăn.

3. Trong trường hợp sâu răng, cần chẩn đoán và điều trị kịp thời

Nếu phát hiện trẻ bị sâu răng, để tránh nặng hơn, nhiễm trùng các răng khác và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, cần đến nha sĩ điều trị kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-3-tuoi-khong-an-banh-keo-ngot-cham-chi-danh-rang-hang-ngay-nhung-van-bi-sau-rang-nguyen-nhan-tu-dieu-it-ai-ngo-toi-20210403153510324.chn)
Từ khóa: sâu răng

Chủ đề liên quan:

sâu răng

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Một số loại thực phẩm nếu cho trẻ dưới 1 tuổi ăn có thể khiến con Tu vong.
  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)thì người lớn và trẻ em cần phải cắt giảm lượng đường tiêu thụ càng nhiều càng tốt, giảm phân nửa ở bắc Mỹ và Tây Âu, thậm chí nhiều hơn ở những khu vực khác để giảm nguy cơ béo phì và sâu răng.
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY