Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh cúm dễ nhầm với cảm lạnh thông thường, phân biệt cách nào?

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus cúm tấn công hệ hô hấp của người bệnh. Cúm sẽ tự khỏi...

Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng nghiêm trọng của nó có thể gây Tu vong ở những đối tượng có nguy cơ cao. tiêm vắc xin cúm là biện pháp phòng chống cúm tốt nhất và nên được tiêm định kỳ hằng năm.

Nguyên nhân của bệnh cúm là do virus cúm (influenza virus), virus này  liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên.

Đặc điểm dịch tễ và phương thức lây truyền

Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh và gây thành dịch. bệnh cúm lan truyền nhanh trên thế giới trong các mùa dịch và gây nên gánh nặng về kinh tế. ở các vùng ôn đới, dịch cúm thường xảy ra vào mùa lạnh.

Ở các vùng nhiệt đới, bệnh thường xảy ra vào mùa mưa hoặc các trường hợp tản phát xảy ra bất kỳ tháng nào trong năm.

Bệnh lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ.

Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Triệu chứng

Ban đầu triệu chứng của bệnh cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường: sổ mũi, hắt hơi và đau họng. tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt bằng cách dựa vào các triệu chứng, cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột.

các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm:

Sốt trên 38 độ C

Đau cơ bắp

Gai rét

Đau đầu

Ho khan

Mệt mỏi

Nghẹt mũi

Viêm họng

Người nào có nguy cơ mắc bệnh?

Các đối tượng với các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:

Tuổi tác: trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cao

Điều kiện sống hoặc làm việc: những người sống hoặc làm việc ở những nơi đông người như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội... có nhiều khả năng bị cúm.

Hệ thống miễn dịch suy yếu. phương pháp điều trị ung thư, Thu*c chống thải ghép, corticosteroid và hiv/aids có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm.

Bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.

Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ. Vì vậy nên tiêm phòng vắc xin cúm trước khi có thai 1 tháng hoặc định kỳ hàng năm

Cách phòng bệnh

tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả nhất: tổ chức y tế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. hầu hết các loại vắc xin cúm đều chứa một lượng nhỏ protein của trứng. nếu bị dị ứng với trứng thì nên cân nhắc bởi có nguy cơ xảy ra các tai biến sau tiêm vắc xin cúm.

Hiện nay tại Việt Nam đang lưu hàng các loại vắc xin:

- Vaxigrip 0.25ml dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi tới dưới 36 tháng tuổi

- Vaxigrip 0.5ml dùng cho trẻ từ 36 tháng tuổi và người lớn

- Influvac 0.5ml dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn

- GcFlu 0.5ml dùng được cho trẻ từ 36 tháng tuổi và người lớn

Rửa tay: Rửa tay đúng cách và thường xuyên là một cách hiệu quả để ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường.

Che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho: Để tránh làm nhiễm bẩn bàn tay, hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khu vực bên trong khuỷu tay.

Tránh đám đông: Cúm lây lan dễ dàng bất cứ nơi nào mọi người tụ tập đông người như nhà trẻ, trường học, văn phòng, khu vực công cộng.

BS. Trần Quang Đại

(Trung tâm Phòng chống dịch, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-cum-de-nham-voi-cam-lanh-thong-thuong-phan-biet-cach-nao-n184777.html)

Tin cùng nội dung

  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Cảm cúm thông thường là nhiễm virut đường hô hấp trên, mũi và cổ họng gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, song tần suất bệnh cao nhất vào mùa đông.
  • Cạo gió là phương pháp chữa bệnh cảm lạnh trong dân gian đã có từ lâu đời. Khi có bệnh người ta thấy thân thể mệt mỏi rã rời nếu được cạo gió sẽ thấy tinh thần sảng khoái và dễ chịu khác thường
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Chỉ cần nhìn bằng mắt thường những loại nấm chứa độc tố thường có màu sắc bắt mắt. Ngộ độc nấm rất nguy hiểm có thể dẫn đến Tu vong chỉ sau 3 ngày ăn nấm.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Kính chào Mangyte, Con trai tôi 19 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin 5 in 1. Giờ tôi muốn tiêm dịch vụ 6 in 1 cho bé có được không? Và nên tiêm ở địa chỉ nào? Xin chân thành cảm ơn. (Hoài Anh - Bình Dương)
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY