Sinh sản , Nam hôm nay

Bệnh gì ảnh hưởng tới rối loạn cương dương?

Nhiều người đàn ông khi mắc phải những triệu chứng rối loạn cương cứng của cậu nhỏ không biết nó lại là hậu quả do họ đang mắc phải một căn bệnh nào đó.
Nguyên nhân chủ yếu của rối loạn cương dương

Việc đạt được sự cương cứng như ý muốn là một điều bất cứ người đàn ông nào cũng mơ ước. Nhưng để hoàn thành được nhiệm vụ của đàn ông một cách hoàn hảo thì có đến 52% nam giới bị rối loạn cương dương ở các mức độ khác nhau.

Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng tăng. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Massachusetts, Mỹ, có 39% nam giới 40 tuổi mắc bệnh này, một tỷ lệ tương đối cao.

Đi tìm nguyên nhân để "trên bảo dưới phải nghe" đòi hỏi nhiều công trình nghiên cứu. Hãy tìm hiểu về cơ chế để đạt được sự cương cứng?. Khi dây thần kinh điều khiển sự cương cứng trong bộ não được kích hoạt, nó đi xuống tủy sống đến D**ng v*t.

Ở D**ng v*t được cấu tạo bởi hai khối cấu trúc hình trụ song song gọi là thể hang, gồm nhiều mạch máu. Khi các xung động thần kinh não báo hiệu, lượng máu dồn về thể hang, sự tăng lượng máu này sẽ bơm căng phồng thể hang tạo ra sự cương cứng.

Nếu sự phấn kích liên tục, lưu lượng máu dồn về nhiều sẽ duy trì tình trạng cương cứng.

Điều không may là không phải lúc nào người đàn ông cũng điều khiển được sự cương cứng của họ. Nhiều bệnh tật hay việc điều trị bệnh cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương (ED). Bệnh rối loạn cương dương thường có thể điều trị được nếu tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng. Dưới đây là một số căn bệnh có thể ảnh hưởng đến rối loạn cương dương (ED):

Đây là một bệnh mãn tính có thể làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu hỗ trợ để có được sự cương cứng. Một khi căn bệnh chưa được kiểm soát tốt, người đàn ông sẽ gặp phải các vấn đề về cương cứng trong quan hệ T*nh d*c.

Bệnh thận: Bệnh thận là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến sự cương cứng của "cậu nhỏ" bởi nó liên quan đến sự suy giảm hormone, lưu lượng máu đến D**ng v*t của bạn, và các bộ phận của hệ thống thần kinh của bạn. B

ệnh này còn có thể làm suy giảm năng lượng của cơ thể và lấy đi những ham muốn T*nh d*c của nam giới. Thu*c điều trị bệnh thận cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn cương dương.

Bệnh rối loạn thần kinh: Thực tế là nam giới sẽ không thể có được sự cương cứng mà không cần sự giúp đỡ của hệ thống thần kinh.

Các bệnh gây rối loạn các tín hiệu giữa não và dương vật của con người có thể dẫn đến các rối loạn cương cứng này. Bệnh rối loạn thần kinh được nhắc tới bao gồm đột quỵ, bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh Alzheimer hay bệnh Parkinson.

Bệnh về mạch máu: Khi mắc các bệnh về mạch máu có thể ngăn chặn các mạch máu, làm chậm dòng chảy của máu đến D**ng v*t, làm cho sự cương cứng khó đạt được. Xơ vữa động mạch, cao huyết áp hay cholesterol cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn cương dương.

Ung thư tiền liệt tuyến: bệnh ung thư tiền liệt tuyến thực chất không gây ra các rối loạn cương dương, nhưng phương pháp điều trị căn bệnh này lại dẫn đến rối loạn chức năng cương dương tạm thời hoặc vĩnh viễn của người bệnh.

Ngoài các nguyên nhân thực thể gây ra ED, còn có nhiều nguyên nhân từ bên ngoài như:

Phẫu thuật: Phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang có thể làm hỏng dây thần kinh và các mô cần thiết cho sự cương cứng.

Chấn thương: Chấn thương vùng xương chậu, bàng quang, tủy sống và D**ng v*t đòi hỏi phải phẫu thuật cũng có thể gây ra ED.

Vấn đề nội tiết tố: testosterone và hormone là 2 loại chỉ điểm cho ham muốn T*nh d*c của một người đàn ông, và sự mất cân bằng các nội tiết tố này có thể làm giảm ham muốn trong quan hệ tình dục. Ngoài ra những căn bệnh như trầm cảm, khối u tuyến yên cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ED.

Để giữ sự cương cứng, máu chảy vào D**ng v*t phải ở trong D**ng v*t. Nếu nó chảy trở ra quá nhanh - một tình trạng gọi là rò tĩnh mạch, người đàn ông sẽ mất sự cương cứng.

Nếu muốn duy trì sự cương cứng dài lâu, cần phải biết "nuôi dưỡng" tốt mạch máu trong cơ thể, trong đó có cả mạch máu ở D**ng v*t. Bởi mạch máu ở D**ng v*t được điều hòa tốt sẽ đạt được sự cương cứng như ý. Nếu người đàn ông mắc chứng xơ cứng động mạch, hút Thu*c lá sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị rối loạn cương dương.

Thu*c theo toa cũng là một trong những nguyên nhân làm đàn ông thất bại trong quan hệ T*nh d*c. Theo các bác sĩ, có hơn 200 loại Thu*c kê đơn có thể gây ra rối loạn cương dương.

Khi lớn tuổi, tuyến tiền liệt mở rộng, đây là một phần bình thường của sự lão hóa ở đàn ông, nó cũng góp phần gây ra rối loạn cương dương,.

Theo Trâm Nguyễn - Sức khỏe và Đời sống/ Men Health

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-gi-anh-huong-toi-roi-loan-cuong-duong-2894.html)

Tin cùng nội dung

  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY