Bệnh tình dục hôm nay

Bệnh giang mai có tự sinh ra do nữ giới thủ dâm?

Cho em hỏi là em là nữ chưa quan hệ T*nh d*c nhưng có thói quen thủ dâm khá là nhiều nên vấn đề này có gây bệnh giang mai không ạ. Tại bởi vì cách đây khoảng mấy tháng thì mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt thì trên phần mu của V*ng k*n nổi một nốt chấm nhìn giống như là mụn. Và bây giờ thì nó thêm những chấm nhỏ gây ngứa nổi trên đùi, sau vai, trên vai và phía dưới cổ những nốt ấy chừng khoảng 1-2mm cho xin hỏi là vấn đề này là đang bị gì và có phải dấu hiệu của giang mai không ạ?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em!

Giang mai là bệnh lây qua đường T*nh d*c do vi khuẩn lây nhiễm cho da, miệng, cơ quan Sinh d*c, và hệ thần kinh. Nếu được phát hiện sớm, bệnh giang mai sẽ được chữa khỏi hoàn toàn và không gây ra bất cứ tổn thương hay hậu quả nào. Tuy nhiên nếu kéo dài mà không được chữa trị có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng đến não hoặc hệ thần kinh và các cơ quan khác, bao gồm cả tim.

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh giang mai tùy từng giai đoạn, giai đoạn 1 xuất hiện các "săng" giang mai, đó là các vết lở loét, thường xảy ra ở bộ phận Sinh d*c, nhưng cũng có thể được tìm thấy ở miệng hoặc trực tràng (hậu môn) nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động T*nh d*c với người bị nhiễm bệnh.Giai đoạn 2 các săng giang mai biến mất, thay vào đó người bệnh sẽ bị sốt, nhức đầu, đau khớp, mất cảm giác ngon miệng, nổi ban (trên bộ phận Sinh d*c, hoặc miệng, và đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân), đau họng, sưng hạch...Giai đoạn 3 là giai đoạn giang mai biến chứng, gồm 2 dạng là giang mai củ và giang mai thần kinh.

Hiện nay em chưa có quan hệ T*nh d*c mà chỉ có thủ dâm, nên khả năng em bị giang mai không thể xẩy ra trừ trường hợp lây nhiễm qua đường máu. Những biểu hiện bây giờ em đang có khả năng cao chỉ là các bệnh lý da liễu hoặc dị ứng mà thôi. Em theo dõi nếu tình trạng trên kéo dài hoặc lan rộng em nên đi khám bác sỹ da liễu để được kết luận chính xác. Thời gian này chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Liệu có bị giang mai ở miệng khi 2 người lần đầu tiền quan hệ?

>> Hôn môi thì có lây giang mai?

Theo bác sĩ chuyên gia, con đường lây nhiễm giang mai khá phức tạp, phong phú, chính vì vậy có nhiều người có đời sống khá lành mạnh nhưng vẫn có thể mắc bệnh từ những nguyên nhân không ngờ tới:

→ Quan hệ T*nh d*c

• Đây là nguyên nhân chủ yếu giúp xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể người dể dàng. Giới trẻ Việt Nam hiện nay có đời sống T*nh d*c phóng khoáng, quan hệ với nhiều người khiến con số các bệnh xã hội giai tăng.

• Tất các hình thức quan hệ bằng đường *m đ*o, miệng, hậu môn đều trở thành con đường thuận lợi cho xoắn khuẩn tấn công.

→ Lây nhiễm qua đường máu

• Bắt đầu từ giai đoạn thứ 2, xoắn khuẩn giang mai không những cư ngụ ở bộ phận Sinh d*c, niêm mạc mắt, hậu môn, miệng mà xâm nhập vào đường máu và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

• Chính vì vậy, nếu bạn nhận máu, dùng bơm kim tiêm của người nhiễm xoắn khuẩn giang mai có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

→ Thông qua vết thương hở:

• Thông qua các vết thương hở giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể người tiếp xúc và gây bệnh. Đặc biệt, sau khi có những tiếp xúc với vết thương hở và đưa tay lên dụi mắt, đưa vào miệng hoặc chạm vào bộ phận Sinh d*c xoắn khuẩn giang mai có thể tấn công và gây bệnh.

• Chính những hạn chế về kiến thức, mà nhiều người mắc bệnh họ cảm thấy hoang mang không biết lý do và chủ quan bệnh ở giai đoạn nặng mới phát hiện.

→ Qua vật dụng trung gian

Nói dể hiểu xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại được ngoài môi trường khi rời khỏi cơ thể. Thông qua các vật dụng trung gian như nhà vệ sinh, khăn tắm, dao cạo râu,… xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm cho những người sử dụng sau.

→ Từ mẹ sang con

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, quá trình trao đổi chất của mẹ và bé hoạt động mạnh mẽ, do đó thông qua nhau thai xoắn khuẩn giang mai có thể lây cho thai nhi.

Bên cạnh đó, thông qua sinh thường, người mẹ mắc bệnh giang mai có thể lây sang con. Do xoắn khuẩn giang mai trú ngụ ở niêm mạc cổ tử cung, *m đ*o và gây bệnh. Cồng thông tin tư vấn sức khỏe Mangyte.vn
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-giang-mai-co-tu-sinh-ra-do-nu-gioi-thu-dam-n404581.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó nhiều loại gia vị và thảo mộc tự nhiên giá rẻ có khả năng giúp bạn tăng sức đề kháng với căn bệnh này.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY