Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Bệnh tim mạch không chừa ai

Chỉ trong một tuần, bóng đá thế giới ghi nhận hai cầu thủ đột ngột ra đi. Đầu tiên là Davide Astori, thủ quân CLB Fiorentina (giải Serie A - Ý), qua đời ở tuổi 31.
Tại Mỹ, một nhóm nhà khoa học của ba trường đại học Stanford, Duke và Wisconsin dùng siêu âm và MRI phát hiện các vết sẹo trong tim, sau đó họ in 3D một miếng dán tim của chính bệnh nhân

Trường hợp sau, hậu vệ Thomas Rodriguez, CLB FC Tours (giải hạng nhì Pháp), mới 18 tuổi. Cả hai đều bị bệnh tim.

Quá nhanh quá nguy hiểm

Cập nhật mới nhất của tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy thời nay bệnh tim mạch là “sát thủ” số một trên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Trong khi một số bệnh tim mạch diễn tiến thầm lặng, thì truỵ tim hay nhồi máu cơ tim cấp lại diễn tiến cấp kỳ, ai cũng có thể mắc, từ già đến trẻ. Ước tính năm 2015 thế giới có 17,7 triệu người ch*t vì bệnh tim mạch (chiếm 31% tổng số ca Tu vong) trong đó 7,4 triệu ca do truỵ tim.

Tại Việt Nam bệnh tim mạch cũng có xu hướng tăng nhanh. Theo hội Tim mạch học Việt Nam, cứ 3 người Việt trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chủ yếu là bệnh mạch vành, tiền đề của truỵ tim. Mỗi năm, các bệnh tim mạch cướp đi sinh mạng của 200.000 người, chiếm 25% số ca Tu vong tại Việt Nam.

Tại các bệnh viện, cấp cứu nhồi máu cơ tim luôn thuộc tốp đầu. Vào dịp tết âm lịch vừa qua, tổng số ca cấp cứu tại BV đại học Y dược TPHCM tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó truỵ tim chiếm nhiều nhất. Bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 90 tuổi và trẻ nhất mới 30 tuổi.

Theo giới chuyên môn, truỵ tim là sát thủ đáng sợ vì nó diễn ra quá nhanh và quá nguy hiểm. Nếu trong đột quỵ não, “thời gian là não”, thì trong đột quỵ tim, “thời gian là cơ tim”. Bởi trái tim phụ thuộc vào sự cung cấp oxy liên tục đến từ mạch vành, nên khi các mạch máu này tắc nghẽn, cung cấp oxy không còn, tế bào cơ tim sẽ ch*t trong vài phút. Nếu bệnh nhân không được can thiệp khai thông chỗ tắc kịp thời, hơn 1 tỷ tế bào cơ tim sẽ bị mất mát không thể phục hồi.

PGS.TS Trương Quang Bình, phó giám đốc BV đại học Y dược TP.HCM, cho biết khả năng bệnh nhân được cứu sống và không mắc biến chứng sau nhồi máu cơ tim phụ thuộc vào “thời gian cửa bóng”, tức khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân đến bệnh viện cho đến khi được can thiệp bằng cách nong bóng để tái thông mạch máu.

Ông nói: “Thời gian cửa bóng được hội Tim mạch Hoa Kỳ chấp nhận là dưới 90 phút. Thời gian này càng kéo dài, cơ hội cho người bệnh càng mất dần, tỷ lệ Tu vong càng tăng cao. Người bệnh đến trễ quá 12 tiếng, cơ hội can thiệp thành công sẽ không còn”. Trong khi đó, ThS.BS Vũ Hoàng Vũ, phó trưởng khoa nội Tim mạch BV đại học Y dược TP.HCM, cho biết bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nếu không được cấp cứu kịp thời có thể bị rung thất, suy tim nặng, cơ tim mềm nhũn và dẫn đến vỡ tim, thủng tim.

Lâu dài, người ta ghi nhận trong vòng năm năm sau lần đầu tiên truỵ tim, 36% bệnh nhân nam và 47% bệnh nhân nữ sẽ Tu vong, vì cơ tim của họ quá yếu đến nỗi không thể bơm máu ra ngoài được. Bệnh nhân càng lớn tuổi, cơ tim càng yếu, cơ hội sống sót sau truỵ tim càng thấp.

Cơ hội đảo ngược từ miếng dán tim

Giảm thiểu số ca Tu vong sau truỵ tim là niềm mơ ước lâu nay của  y học. Hiện tại giải pháp duy nhất cho bệnh nhân suy tim là ghép tim, nhưng đây là thách thức lớn vì nguồn tạng hiến thiếu trầm trọng. Không dễ tìm được một trái tim khoẻ mạnh ở một người ch*t trẻ. Sử dụng tế bào gốc đang được quan tâm. Người ta thử “tái tạo” trái tim tổn thương bằng cách tiêm tế bào gốc vào tim người bệnh. Giải pháp này có thể phục hồi được mạch máu trong tim, nhưng lại không sửa chữa được cơ tim hư, vì 95% tế bào gốc không thể bám vào tim và theo dòng máu trôi đi.

Sanjay Sinha, chuyên gia tim mạch bệnh viện Addenbrooke, TP Cambridge (Anh) đưa ra một giải pháp thay thế là miếng dán tim. Đó là những miếng cơ tim đập được, dày 5mm, diện tích chưa đến 3cm2, sản xuất trong phòng thí nghiệm bằng cách lấy tế bào máu, tái lập trình chúng thành một dạng tế bào gốc rồi biệt hoá thành tế bào cơ tim, tế bào mạch máu và tế bào màng tim. Toàn bộ tế bào này sau đó được lắp vào một khung đỡ để phát triển thành mô tim thực sự.

Trả lời với hãng tin BBC, TS Sanjay Sinha nói: “Chúng tôi sắp tạo ra một loại mô đầy đủ chức năng, có thể đập và co thắt được”. Sinha đang chuẩn bị thử miếng dán này trên chuột rồi trên heo. Nếu suôn sẻ, năm năm nữa ông sẽ thử trên người.

Sinha không đơn độc. Tại Mỹ, một nhóm nhà khoa học của ba trường đại học Stanford, Duke và Wisconsin cũng đang bắt tay chế tạo miếng dán tim. Ở đây họ dùng siêu âm và MRI phát hiện các vết sẹo trong tim là hậu quả của truỵ tim. Sau đó họ in 3D một miếng dán tim của chính bệnh nhân, bác sĩ ngoại khoa mở ngực bệnh nhân ra, dán trực tiếp miếng dán vào tim và kết nối nó với các mạnh máu tại đó.

GS sinh học tái tạo Tim Kamp của đại học Wisconsin, nói: “Những  bệnh nhân suy tim nặng cần nhiều miếng dán. Chúng sẽ thay đổi hình dạng từ giống như một trái bóng bầu dục cho đến một trái bóng đá hay bóng rổ”.

Thách thức lớn nhất của giải pháp này là đặt miếng dán vào tim sao cho nó và tim đập hoà nhịp với nhau. Nếu kết nối điện giữa hai thành phần này không suôn sẻ, tim sẽ đập loạn nhịp. Tuy nhiên, lợi ích của miếng dán tim là nó làm từ chính tế bào bệnh nhân nên không bị đào thải. Mặt khác, bệnh nhân không phải dùng Thu*c ức chế miễn dịch như trong ghép tim, nên họ không bị biến chứng.

Phát hiện sớm dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp

Bệnh nhân đau vùng ngực như thể bị dao đâm, bóp nghẹt hoặc đau rát. Đau lan lên cổ, một bên hay hai bên cánh tay, lên vai hay cằm. Đau kéo dài hơn vài phút, có thể giảm đi và sau đó đau lại. Một số triệu chứng khác là khó thở, tim đập không đều, ngất xỉu, da lạnh hoặc mặt tái nhợt, buồn nôn.  (nguồn: WebMD)


Theo Châu Giang - Thế giới tiếp thị

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/benh-tim-mach-khong-chua-ai-n368508.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy thanh thiếu niên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, ít có các yếu tố nguy cơ tiểu đường và bệnh tim.
  • Những người có nhóm máu A, B hoặc AB có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tuổi thọ ngắn hơn so với những người nhóm máu O.
  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY