Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không? Theo các chuyên gia, bệnh liên quan đến yếu tố di truyền và gen quy định kháng nguyên đầu người là HLA-B27

bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây viêm cột sống dính khớp hiện nay vẫn chưa được biết rõ. tuy nhiên quá trình tiến triển của bệnh liên quan đến nhiều yếu tố. cụ thể như chấn thương, dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng từ các bệnh viêm khớp… trong đó phần lớn các trường hợp mắc bệnh là do yếu tố di truyền.

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?

Viêm cột sống dính khớp là bệnh xương khớp mãn tính thường gặp. đặc biệt bệnh dễ xảy ra ở nam giới và những người có độ tuổi dưới 35. đôi khi bệnh có thể xảy ra ở người trên 45 tuổi nhưng rất ít gặp.

Đặc trưng của bệnh là tình trạng tổn thương và đau nhức khớp cùng chậu, các khớp chi dưới và cột sống. Bệnh xảy ra khiến một số đốt sống dính lại với nhau dẫn đến hiện tượng sưng, bệnh nhân khó cử động, gây tàn phế, vẹo và làm gù.

Đối với một số bệnh nhân, viêm cột sống dính khớp có thể làm ảnh hưởng xấu đến một số khớp khác trong cơ thể. điển hình như khớp gối, gối háng, dây chằng, bàn chân. ngoài ra bệnh cũng có khả năng tác động và gây suy giảm chức năng của nhiều bộ phận khác như phổi, gan, tim.

Bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không? theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây viêm cột sống dính khớp hiện nay vẫn chưa được biến rõ. tuy nhiên bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. điều này đã được chứng minh và làm rõ thông qua nhiều công trình nghiên cứu.

Cụ thể, nếu một trong những thành viên trong gia đình bị viêm cột sống dính khớp thì tỉ lệ mắc bệnh ở những người có quan hệ huyết thống gần sẽ tăng lên. đặc biệt những người có ba, mẹ hoặc cả ba lẫn mẹ mắc bệnh sẽ có nguy cơ bị viêm cột sống dính khớp cao nhất.

Ngoài ra bệnh viêm cột sống dính khớp còn có mối liên hệ mật thiết với gen quy định kháng nguyên đầu người là hla-b27. nếu con sinh ra dương tính với gen hla-b27 thì sẽ có 50% nguy cơ mắc bệnh sau khi lớn lên.

Chính vì những điều trên, nếu dương tính với gen hla-b27 và có khả năng mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, bạn cần cân nhắc kỹ việc lập gia đình va sinh con. trong trường hợp muốn sinh con, các cặp vợ chồng mắc bệnh nên thụ thai sớm, khi bệnh chưa tiến triển đến giai đoạn nặng, chưa có biến dạng ở các khớp và cột sống.

Đối với những cặp vợ chồng bị viêm cột sống dính khớp thể mãn tính, việc sinh con sẽ khiến trẻ nhỏ sau sinh mắc chứng dính cột sống, viêm xương khớp háng, viêm đốt sống gốc chi và viêm khớp gối. tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để phòng ngừa dị tật bẩm sinh và tăng nguy cơ mắc bệnh sau này của trẻ.

Hơn thế sau khi mắc bệnh do yếu tố di truyền, bệnh viêm cột sống dính khớp có thể nhanh chóng tiến triển và chuyển sang giai đoạn nặng, gây cong vẹo cột sống, gù lưng, thậm chí không thể đi lại do co gấp chân, tàn phế, biến dạng khớp, bệnh nhân cần sự chăm sóc và phụ thuộc vào gia đình.

Viêm cột sống dính khớp xuất hiện còn gây thoái hóa xương khớp, khớp sưng viêm, tổ chức dưới sụn bị phá hủy và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác khiến các hoạt động thường ngày bị ảnh hưởng, khó thực hiện các hoạt động T*nh d*c và làm giảm chức năng sinh sản. do đó cần sớm phát hiện bệnh để có những phương pháp điều trị thích hợp.

Thông thường bệnh viêm cột sống dính khớp sẽ xảy ra và phát triển theo hai hướng. bao gồm qua lưng, thắt lưng và qua khớp háng di chuyển xuống đầu gối, cổ chân. khi mắc bệnh, bệnh sẽ sẽ thường xuyên cảm nhận được những cơn đau nhức âm ỉ, khó chịu ở vùng mông và vùng thắt lưng.

Mức độ đau nhức thường tăng nhanh vào ban đêm kèm theo hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng, bệnh nhân khó cử động các khớp sau khi ngủ dậy. Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân thường có dấu hiệu đau nhiều ở mông, vùng bẹn và lan rộng sang các vị trí khác. Điều này khiến bệnh nhân khó di chuyển, dễ gây ra biến chứng teo cơ đùi và cơ mông.

Biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm cột sống dính khớp

Các phương pháp điều trị hiện tại không có khả năng khắc phục hoàn toàn bệnh viêm cột sống dính khớp. vì thế các phương pháp điều trị được áp dụng với mục đích giảm mức độ nghiêm trọng, kiểm soát sự tiến triển của bệnh, giảm đau, cải thiện khả năng đi lại, kiểm soát các triệu chứng khác và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.

Thông thường các phương pháp điều trị viêm cột sống dính khớp cần được tiến hành càng sớm càng tốt. đặc biệt bệnh nhân cần kiểm soát triệu chứng và bệnh lý trước khi bệnh tiến triển và gây ra những tổn thương không hồi phục.

Tuy nhiên so với điều trị thì việc sớm bảo vệ cơ thể và phòng ngừa bệnh là điều vô cùng cần thiết. nếu nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ của bệnh viêm cột sống dính khớp (đặc biệt là có yếu tố di truyền hoặc tổn thương, chấn thương cột sống trước đó), bạn cần nghiêm túc trong việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa.

Một số biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm cột sống dính khớp gồm:

    Tránh thực hiện các tư thế xấu

Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm cột sống dính khớp cùng nhiều bệnh xương khớp khác, bạn cần tránh thực hiện các tư thế xấu như ngồi khom lưng, dứng/ ngồi với tư thế cong vẹo cột sống, mang vác vật nặng hay các vật cồng kềnh không đúng tư thế… thay vào đó nên giữ thẳng phần lưng và cổ ngay cả khi ngồi hoặc đứng, thường xuyên đi lại, tránh ngồi/ đứng lâu một chỗ,hạn chế mang vác vật nặng, cúi đầu vào màn hình máy tính.

Ngoài ra đối với những người có tiền sử bị tổn thương cột sống, bạn cần nằm ngửa trên nền cứng, chân duỗi thẳng hơi dạng và gối đầu thấp. tránh nằm sấp, nằm nghiêng hoặc thực hiện các tư thế cong vẹo vì những tư thế này có thể gây áp lực cho cột sống và tăng nguy cơ mắc bệnh.

    Duy trì thói quen luyện tập và vận động mỗi ngày

Để nâng cao sức khỏe của xương khớp, bạn cần xây dựng và duy trì thói quen luyện tập, vận động mỗi ngày. việc thường xuyên thực hiện các bài tập như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, bơi lội… sẽ kích thích các hoạt động của xương khớp, cột sống, tăng sức bền, sức khỏe và sự dẻo dai, hạn chế tình trạng co cứng khớp, phòng ngừa tổn thương và viêm cột sống dính khớp.

Chính vì thế bạn nên duy trì thói quen tập luyện từ 30 – 60 phút/ ngày để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai của xương khớp. Đối với những người có tiền sử chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về cột sống, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn bài tập và tư thế luyện tập thích hợp.

    Khám sức khỏe định kỳ, sử dụng Thu*c theo hướng dẫn của bác sĩ

Để phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm cột sống dính khớp, bạn cần khám sức khỏe định kỳ. đặc biệt là những người thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. đối với những trường hợp bị viêm cột sống giai đoạn đầu, bệnh mới khởi phát và đau nhẹ, chưa gây biến dạng khớp hoặc phát sinh những biến chứng khác, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau và tình trạng viêm sưng bằng Thu*c giảm đau, Thu*c chống viêm, Thu*c giãn cơ… theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa nguy cơ dính khớp.

Ngoài ra để ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp và một số biến chứng khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại Thu*c nuôi dưỡng sụn khớp, bảo vệ xương dưới sụn và nâng cao sức khỏe xương khớp.

Đối với việc sử dụng Thu*c, người bệnh cần lưu ý dùng Thu*c đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không uống Thu*c bừa bãi để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và làm phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn.

    Ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể

Ăn uống thiếu khoa học, không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp, viêm cột sống dính khớp, loãng xương, viêm khớp, ảnh hưởng đến sụn, dây chằng và phát sinh nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe và xương khớp.

Chính vì thế để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm cột sống dính khớp, bạn cần ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sungd đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. đặc biệt bạn cần xây dựng chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin c, vitamin d, vitamin e, chất chống oxy hóa, axit béo omega-3, protein và khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, sữa và những chế phẩm tử sữa, hàu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, dầu gan cá tuyến, dầu thực vật, hạnh nhân, các loại đậu, các loại hạt, các loại thịt…

Bên cạnh đó bạn nên uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Hãy uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước hầm xương để thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, phòng ngừa tình trạng khô khớp, thoái hóa khớp sớm, giúp các khớp hoạt động một cách trơn tru hơn.

    Tăng cường bổ sung chất xơ và vitamin

Việc tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ và vitamin là điều vô cùng cần thiết. do những trường hợp bị viêm cột sống dính khớp cần bổ sung nhiều chất đạm thông qua khẩu phần ăn nên bệnh nhân được khuyến cáo bổ sung thêm trái cây, rau xanh để trung hòa thấp thụ. trong đó trái cây, rau xanh, củ quả cần chiếm khoảng 30 – 40% phần ăn mỗi ngày.

Những loại rau có lợi, giúp phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm cột sống dính khớp gồm rau bó xôi, rau cải xanh, hẹ, bắp cải, rau xà lách, các loại quả mọng, cam, bơ, cà chua, súp lơ xanh, chuối, bưởi….

    Kiểm soát căng thẳng, giữ tâm lý thoải mái

Căng thẳng, stress, thường xuyên lo lắng sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều loại hormone xấu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa và làm trì hoãn quá trình trao đổi chất. Khi đó hoạt động tái tạo tế bào sẽ bị ảnh hưởng và khiến quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh hơn, xương khớp suy yếu.

Chính vì thế trong quá trình phòng ngừa và điều trị viêm cột sống dính khớp, bạn cần tráng căng thẳng, lo lắng, stress quá mức. nên giữ tâm trạng thoải mái, suy nghĩ tích cực, vui vẻ, thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn, ngồi thiền hoặc luyện tập yoga để kiểm soát tâm trạng.

Bài viết là thông tin chi tiết giúp giải đáp vấn đề “bệnh viêm cột sống dính khớp có di truyền không?”. bên cạnh đó là những biện pháp phòng ngừa và cải thiện bệnh. từ những thông tin trên có thể thế, bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng di truyền. do đó nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, bạn cần sinh hoạt hợp lý, bổ sung đủ chất dinh dưỡng để làm giảm nguy cơ mắc bệnh. ngoài ra bạn nên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và kịp thời điều trị, phòng ngừa bệnh tiến triển và gây biến chứng.

Bài viết liên quan: 

    Phẫu thuật viêm cột sống dính khớp khi nào? Điều cần biết

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-cot-song-dinh-khop-co-di-truyen-khong)

Tin cùng nội dung

  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Viêm mạch là tình trạng viêm của các mạch máu. Viêm mạch gây ra các thay đổi trên thành mạch máu, bao gồm dày lên, suy yếu, chít hẹp và sẹo hóa.
  • Vẹo cột sống bẩm sinh là khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống lúc mới sinh. Tỷ lệ là trên 10.000 trẻ sơ sinh và ít gặp hơn so với các loại vẹo cột sống bắt đầu xuất hiện ở tuổi vị thành niên.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Tôi xin giới thiệu đến các bạn Tài liệu hướng dẫn vận động cột sống cổ
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY