Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh viện E Trung ương: Cấp cứu kịp thời những T*i n*n sản khoa không lường trước

Sản phụ Hoàng Thị P. 33 tuổi, Cầu Diễn, Hà Nội đã đến những tuần cuối cùng chuẩn bị sinh, đến khám thai định kỳ tại bệnh viện (BV) E Trung ương phát hiện tim thai đập chậm.
Sản phụ Hoàng Thị P. 33 tuổi, Cầu Diễn, Hà Nội đã đến những tuần cuối cùng chuẩn bị sinh, đến khám thai định kỳ tại bệnh viện (BV) E trung ương phát hiện tim thai đập chậm. Chị P. đã được tiến hành hồi sức thai và mổ cấp cứu lấy con ngay lập tức. Trước đó, một bệnh nhân nữ N.H.T. 32 tuổi cũng ở Hà Nội vào BV E trong tình trạng đau bụng dữ dội, da niêm mạc trắng bệch, gia đình thông báo nghi ngộ độc thức ăn nhưng khi thăm khám các bác sĩ phát hiện bệnh nhân chửa ngoài tử cung, bệnh nhân bị sốc mất máu do khối chửa ngoài tử cung vỡ. Chị N.H.T. đã được cấp cứu kịp thời và bảo toàn tính mạng. Đó là 2 ca gần nhất trong số rất nhiều trường hợp nguy kịch đã được cứu sống tại khoa Sản BV E trung ương.

ThS. BS. Nghiêm Thị Hồng Thanh, Trưởng khoa Sản BV E chia sẻ với chúng tôi: Rất may mắn cho sản phụ P. là thực hiện khám thai theo đúng hẹn. Đây là một T*i n*n không lường trước. Khi siêu âm thai phát hiện thấy nhịp tim thai chậm chỉ còn 50-60 lần/phút (bình thường từ 120-160 lần/phút). Các bác sĩ một mặt hồi sức thai, một mặt chuẩn bị để tiến hành mổ lấy thai tức thì. Thời gian từ khi phát hiện đến lúc thai phụ lên bàn mổ chỉ trong vòng 10 phút. Khi mở bụng thấy thai ngôi ngược, dây rốn quấn vòng quanh nách và cổ làm nghẽn tuần hoàn giữa mẹ và bé. Hiện tại sức khỏe của hai mẹ con đều rất tốt. Em bé nặng 3,4 kg.

BS. Thanh giải thích thêm: Em bé trong bụng đã ở tuần thứ 39, trong lúc xoay, quay dây rốn quấn vào tay, vào cổ, vào thân; khi có những cơn co bóp, dây rốn bị căng, thắt chặt dẫn đến ngắt tuần hoàn giữa mẹ và con. Trường hợp này nếu không kịp thời phát hiện và tiến hành mổ cấp cứu ngay, sẽ dẫn đến Tu vong thai nhi. Có những trường hợp dây rau quấn cổ 2-3 vòng nhưng dây rau dài và không cuốn chặt thì vẫn có thể cho đẻ thường được. Do đó, BS. Thanh khuyến cáo: thai phụ trong những tháng cuối cần chú ý đến cử động của con trong bụng, đạp nhiều lên hay ít đi. Nhiều trường hợp gần đến ngày sinh vẫn có thể thai ch*t lưu là như vậy. Có thai phụ kể trước đó 2 ngày còn thấy đạp nhiều lắm mà giờ không đạp nữa, khám thì thai đã ch*t lưu rồi. Khi thấy có bất thường, trong vòng 2 giờ không thấy thai nhi đạp hay cử động cần phải đến cơ sở y tế hay BV có đủ các điều kiện cần thiết gần nhất để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Trường hợp bệnh nhân N.H.T. có biểu hiện chậm kinh, đau bụng và nôn nhưng gia đình lại nghi ngộ độc thức ăn nên tự mua Thu*c về uống. Sau hơn một giờ không thấy đỡ mới đưa đến BV E trong tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, mạch chậm rời rạc, huyết áp không đo được, da niêm mạc trắng bệch. Khám thấy khối chửa ngoài tử cung vỡ, gây sốc mất máu trong bụng. Bệnh nhân đã được xử trí cấp cứu ngừng tim, truyền dịch đồng thời đưa lên phòng mổ cấp cứu cắt khối chửa ngoài dạ con đang chảy máu, truyền máu, dịch nâng huyết áp lên. Sau mổ, bệnh nhân có tình trạng suy đa tạng do thiếu máu quá lâu nên phải chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực thở máy và lọc máu liên tục trong 5 ngày. Sau hai tuần hồi sức tích cực, bệnh nhân đã được xuất viện trong tình trạng hoàn toàn bình thường.

Bài và ảnh: Mai Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-vien-e-trung-uong-cap-cuu-kip-thoi-nhung-tai-nan-san-khoa-khong-luong-truoc-16728.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY