Sơ cấp cứu hôm nay

Bị chó cắn phải làm thế nào?

(Mangyte) - Nguy cơ lớn nhất khi bị chó cắn là bạn có thể mắc bệnh dại. Căn bệnh này có thể gây Tu vong nên tuyệt đối không được coi thường.
Xử lý vết thương

Khi bị chó cắn, cần phải rửa ngay vết thương thật sạch bằng nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%. Sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn để tránh bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng virus xâm nhập.. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu trong trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại.

Nếu vết cắn nhẹ ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm vaccin, chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, ch*t, mất tích thì phải tiêm vaccin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm vaccin. Tuy nhiên, tốt nhất nên đi tiêm vaccin ngay khi bị chó cắn.

Tiêm huyết thanh hay vaccin?

Các trường hợp bị chó cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại, vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu ngón tay ngón chân nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận Sinh d*c... cho dù vết cắn nặng hay nhẹ cũng phải tiêm đồng thời cả vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Nếu đến cơ sở y tế muộn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ còn tiêm vaccin.

Các đối tượng có nguy cơ bị nhiễm virus dại như: cán bộ thú y, người chăm sóc chó hoặc thú rừng, người làm việc trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus dại cũng cần phải tiêm vaccin phòng dại để bảo đảm an toàn.

Khi tiêm vaccin dại phải tiêm đúng liều lượng theo quy định của loại vaccin. Trong thời gian tiêm, không được làm việc quá sức, không nên uống rượu và dùng các chất kích thích; không sử dụng các Thu*c nhóm corticoides, adrenocorticotrophic hormone (ACTH), Thu*c làm giảm miễn dịch trong và sau khi tiêm vaccin dại 6 tháng.

Mangyte.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bi-cho-can-phai-lam-the-nao-2350.html)

Chủ đề liên quan:

bị chó cắn chó cắn

Tin cùng nội dung

  • Chó cắn người là một loại T*i n*n thường hay gặp tại cộng đồng. Có trường hợp nạn nhân bị Tu vong do chó dại cắn xảy ra ở nhiều địa phương.
  • Sau một tuần điều trị tích cực, được đặt nội khí quản và thở máy, ngày 26/5, bé V.D.N. (2 tháng tuổi, Hà Đông, Hà Nội) đã bắt đầu tỉnh dần.
  • Một số người vội vàng giã các loại Thu*c nam để đắp vào vết cắn để không bị dại mà quên mất đi rằng khi này ta cần vệ sinh vết cắn để tránh nhiễm trùng thương.
  • Thời gian qua nhiều người đã dương tính với vi rút dại sau khi bị chó cắn, như gần đây là 10 trường hợp cùng xảy ra trên địa bàn thôn Tất Viên, xã Thủ Sĩ ở tỉnh Hưng Yên.
  • Chó, mèo là vật nuôi khá quen thuộc và gần gũi, nguy cơ bị chó, mèo cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng, mang virút dại.
  • Chó là một vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình, trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng nên nguy cơ bị chó cắn rất dễ xảy ra.
  • Cách đây vài hôm, em sang nhà bạn chơi và không may bị chó cắn. Vết thương khá sâu, xuyên qua quần bò, chảy khá nhiều máu và bị tím bầm lại.
  • Khi bị chó cắn, phải xử trí như thế nào để bảo đảm an toàn?
  • Tôi muốn hỏi địa điểm chích ngừa bệnh dại do bị chó cắn khu vực quận Tân Phú, Bình Tân. Nếu có làm việc thứ 7 và chủ nhật càng tốt. Xin cảm ơn! (Tuấn - Bình Tân) Cho tôi hỏi, ngày tết nếu chẳng may đi đường bị va quệt xe trầy chân tay cần phải đi chích ngừa phong đòn gánh thì phải làm sao? Hình như trong 24h đầu chích kiểu khác, sau 24h chích kiểu khác phải không Mangyte? (Thanh Bình - Q. Gò Vấp)
  • Chó thường không cắn trừ khi cảm thấy bị đe dọa và trẻ em thường là nạn nân của chúng. Không bao giờ được để trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ một mình với chó. Bài viết này giúp cho bạn biết cách dạy con bạn làm thế nào để tránh bị chó cắn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY