Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết

Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Tham khảo ngay bài viết để điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống đúng cachs

đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, ngoài việc sử dụng Thu*c và áp dụng các cách điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống. đồng thời nên kiêng kỵ đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tiến triển và gây viêm nhiễm. vậy người bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? thông qua thông tin trong bài viết người bệnh sẽ hiểu hơn về vấn đề này.

Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi?

Ghẻ nước xảy ra khi ký sinh trùng ghẻ (cái ghẻ) xâm nhập và phát triển trên da. Loại ký sinh trùng này có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei Hominis, có kích thước rất nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 0,3 – 0,5mm. Sau khi bám trên bề mặt da, ký sinh trùng ghẻ sẽ sinh sôi, đào hang và đẻ trứng, sau đó thải ra các chất gây kích ứng da và làm phát sinh bệnh ghẻ.

Khi bị ghẻ nước, bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Đặc biệt cơn ngứa sẽ trở nên nặng nề hơn vào ban đêm. Ngoài ra vùng da bệnh xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước như hạt đậu, bên trong chứa dịch, đồng thời trên bề mặt da xuất hiện các rãnh ghẻ có chiều dài từ 2 – 4mm. Triệu chứng này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, ngón tay, kẽ ngón chân và V*ng k*n.

Thông thường để điều trị bệnh ghẻ nước, tiêu diệt cái ghẻ, phòng ngừa bệnh lan rộng và gây viêm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng Thu*c bôi hoặc Thu*c uống tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bên cạnh đó để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh và hạn chế phát sinh những vấn đề không mong muốn, người bệnh cần lưu ý thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống, đặc biệt nên kiêng kỵ đúng cách.

Vậy người bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? theo các chuyên gia, người bị ghẻ nước nên kiêng ăn các loại thực phẩm và những điều sau đây:

1. Thịt gà – Thực phẩm làm nặng thêm tình trạng ngứa da, khiến da bị kích ứng, tấy đỏ

Thịt gà cũng được xếp vào danh sách những loại thực phẩm cần kiêng khi mắc bệnh ghẻ nước. Nguyên nhân là do việc sử dụng thịt gà sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, khiến da bị kích ứng, tấy đỏ, da viêm, vết thương lâu lành và dễ mưng mủ.

Bên cạnh đó tình trạng viêm da và tổn thương da kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe bị ảnh hưởng. Từ đó khiến vi khuẩn, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.

2. Hải sản – Thực phẩm kích thích phản ứng viêm, đẩy nhanh quá trình sản sinh histamin và gây ngứa nghiêm trọng

Hải sản là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tổng thể do chứa nhiều protein, canxi, kẽm cùng các thành phần quan trọng khác. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại không được khuyến cáo sử dụng cho những người có tiền sử bị dị ứng, có vết thương hở, tổn thương da lan rộng và đang mắc bệnh ghẻ nước. Nguyên nhân là do việc sử dụng các loại hải sản có thể kích thích phản ứng viêm, đẩy nhanh quá trình sản sinh histamin của cơ thể. Từ đó khiến triệu chứng ngứa ngáy ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Cụ thể trong hải sản (đặc biệt là tôm, cua, ghẹ, cá biển) chứa một số loại protein lạ. Khi các protein lạ được tiêu thụ, cơ thể sẽ nhầm lẫn những chất này là các dị nguyên, đồng thời tạo ra kháng thể để tấn công. Trong thời gian này, cơ thể sẽ giải phóng rất nhiều histamin, chúng tích tụ dưới da và làm tăng tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của cơ ngứa. Hơn thế sự tích tụ của các histamin còn khiến mụn nước nổi nhiều hơn.

Chính vì thế, nếu đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, người bệnh cần tránh thêm các loại hải sản vào chế độ ăn uống mỗi ngày, đặc biệt là tôm, cua, ghẹ và cá biển. Ngoài ra những người bị dị ứng hải sản cũng cần tránh ăn loại thực phẩm này để phòng ngừa phát sinh những vấn đề không mong muốn.

3. Thực phẩm gây nóng trong, mưng mủ, làm cản trở quá trình hồi phục da bị tổn thương – Đồ nếp

Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn ấm. Vì thế việc ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây nóng trong, làm cản trở quá trình hồi phục da bị tổn thương. Đồng thời khiến tổn thương da lan rộng, mưng mủ, lở loét và để lại sẹo.

Đối với những bệnh nhân bị ghẻ nước, việc sử dụng đồ nếp có thể khiến các nốt mụn nước sưng phồng, lan rộng, dễ vỡ, có mủ bên trong, lở loét và khó lành. Từ đó tạo ra cảm giác đau rát và khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.

Do đó những bệnh nhân có vết thương ngoài da, đặc biệt là đang mắc bệnh ghẻ nước cần tránh thêm đồ nếp vào thực đơn ăn uống mỗi ngày cho đến khi làn da có dấu hiệu hồi phục hẳn.

4. Thực phẩm làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố ở gan và dưới da dẫn đến ngứa ngáy – Rượu bia và những loại thức uống chứa chất kích thích

Rượu bia và những loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê không được khuyến cáo sử dụng cho hầu hết những trường hợp bị ghẻ và có sức khỏe suy yếu. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này có thể khiến sức khỏe tổng thể suy giảm, sức đề kháng không đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó, rượu bia và những loại thức uống chứa cồn còn làm tăng áp lực lên gan khiến chức năng gan suy yếu, làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đào thải độc tố của cơ quan này. khi đó độc tố sẽ có xu hướng tích tụ ở gan, trong cơ thể và dưới da, khiến người bệnh ngứa ngáy, tổn thương da lâu lành. đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, bệnh ghẻ nước tiến triển theo chiều hướng xấu.

5. Tiếp xúc hóa chất khiến da bị tổn thương, cái ghẻ dễ dàng lây lan và gây bệnh trên nhiều vùng da khác

Khi mắc bệnh ghẻ nước, vùng da bệnh sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn so với thông thường, dễ bị tổn thương và kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất. Khi đó vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng cùng các tác nhân gây bệnh khác sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, bám lên da và làm phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Cụ thể như nhiễm trùng da, viêm da, dị ứng da…

Bên cạnh đó việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong thời gian da bị tổn thương do cái ghẻ sẽ khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác châm chích, da sưng tấy, ửng đỏ, tổn thương lan rộng, cái ghẻ dễ dàng lây lan và gây bệnh trên nhiều vùng da khác trên cơ thể.

Chính vì thế người bị ghẻ nước nên kiêng tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, chất tẩy rửa như nước rửa bát, xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh, bột giặt hay nước giặt quần áo… nếu việc tiếp xúc với hóa chất và chất tẩy rửa là điều bắt buộc, bạn nên mang bao tay để bảo vệ da.

6. Kiêng sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác khi mắc bệnh ghẻ nước

Ký sinh trùng ghẻ có thể di chuyển từ cơ thể người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc da (tiếp xúc trực tiếp) và dùng chung đồ dùng cá nhân (tiếp xúc gián tiếp). đối với những trường hợp lây bệnh thông qua tiếp xúc gian tiếp, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác khi mắc bệnh ghẻ nước sẽ khiến mầm bệnh dễ dàng lây lan. đặc biệt là sử dụng chung quần áo, khăn lau mặt, khăn tắm, mền, gối, nệm, găng tay, mủ…

Đối với những trường hợp lây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp, ký sinh trùng ghẻ sẽ lây lan thông qua tiếp xúc da kề da. Do đó, nếu có nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh ghẻ nước, bạn cần tránh ôm hôn, bắt tay, quan hệ T*nh d*c hoặc thực hiện một số hoạt động tiếp xúc gần khác để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.

Một số điều cần lưu ý khác khi mắc bệnh ghẻ nước:

    Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt sạch sẽ, ngâm nước nóng và phơi quần áo, mền, gối, bọc nệm, chân màng, khăn tắm… dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo mầm bệnh được tiêu diệt hoàn toàn.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc người bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi và những điều cần biết. nhìn chung, bên cạnh việc sử dụng Thu*c và áp dụng các cách điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt – ăn uống và nên kiêng kỵ đúng cách. điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh, ngừa bệnh tiến triển và gây viêm nhiễm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-ghe-nuoc-kieng-gi)

Chủ đề liên quan:

Ghẻ nước kiêng gì nhanh khỏi

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY