Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Bí quyết giúp bệnh nhân suy giảm nhận thức và giảm căng thẳng

Những việc dưới đây nhắc nhở hằng ngày giúp cho cuộc sống đỡ căng thẳng và giảm stress cho bạn và người thân.

Quan tâm đến các vấn đề sức khỏe cũng như tinh thần

Các vấn đề về sức khỏe cũng dẫn đến sự thay đổi hành vi cá nhân. Nếu người thân của bạn trở nên lú lẫn hoặc dễ nổi nóng hoặc có những lần té ngã, điều đó có thể họ đang có những vẫn đề về sức khỏe. Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng trong lồng ngực rất thường gặp ở người lớn tuổi. Nếu bạn lo lắng về những vấn đề này hãy đến khám bác sĩ. Các vấn đề sức khỏe khác như đau, giảm thị lực, thính lực, có thể dẫn đến thay đổi hành vi và làm cho người thân của bạn lú lẫn hoặc ít tiếp xúc.

Dành nhiều thời gian hơn

Đừng yêu cầu người thân của bạn làm quá nhiều việc. thường những người bị sa sút trí tuệ thường mất nhiều thời gian hơn khi làm công việc hằng ngày, ví dụ như thay đồ. tránh làm nhiều hoạt động cùng lúc, hoặc làm nhiều hoạt động liên tiếp nhau. tốt nhất nên thực hiện một hoạt động một ngày và có vài ngày nghỉ ở nhà. một vài người có nhiều năng lượng hơn người khác nhưng những chuyến đi thăm bạn bè hoặc khám bác sĩ có thể gây mệt mỏi cho bệnh nhân sa sút trí tuệ.

Có lịch trình cụ thể

Một lịch làm việc cụ thể và hợp lý có thể giúp ích cho bệnh nhân, ví dụ vào một ngày cụ thể trong tuần cho một hoạt động hoặc đi ra ngoài có thể giúp định hướng bệnh nhân sa sút trí tuệ. nếu họ sống một mình, lịch trình cụ thể có thể giúp họ lên kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng. viết mọi thứ rõ ràng trên lịch và nhắc nhở họ sự kiện sắp đến.

Sử dụng thời gian tốt nhất trong ngày

Hầu hết mọi người đều có một khoảng thời gian trong ngày mà họ tỉnh táo hơn khoảng thời gian khác. cố gắng lên kế hoạch hoạt động trong khoảng thời gian này. ví dụ, bạn có thể sắp xếp cho người thân của bạn hoạt động và buổi sáng, nghỉ vào buổi trưa; họ có thể thưởng thức bữa ăn chính vào giờ trưa hơn là buổi chiều. một vài bệnh nhân sa sút trí tuệ thường sẽ lơ mơ hoặc dễ nổi nóng trong cuối buổi trưa hoặc đầu buổi chiều. mọi người sẽ có khoảng thời gian tốt nhất trong ngày khác nhau, và lịch hoạt động của người này có thể không phù hợp với người khác.

Tránh những mâu thuẫn

Bệnh nhân suy giảm nhận thức tin vào những thứ không chính xác. những thứ này rất đơn giản, như lẫn lộn các ngày trong tuần; hoặc phức tạp hơn ví dụ như họ nghĩ mình đi thăm những người không còn tồn tại, hoặc quên thanh toán hóa đơn. họ có thể thất vọng nếu ban bảo bạn nói họ đã sai. hãy cố gắng làm họ sao lãng. nếu bạn tìm thấy lý do hãy cố gắng thay đổi nó. đôi khi bạn phải chỉ cho họ thấy là họ sai; ví dụ như khi họ muốn đi ra ngoài vào sáng sớm. nếu các mâu thuẫn diễn ra thường xuyên cần có những lời khuyên từ bác sĩ.

Giữ bình tĩnh

Một vài triệu chứng như sự lặp lại hành vi, sự phụ thuộc vào bạn, thay đổi giấc ngủ có thể lấy đi sự kiên nhẫn của bệnh nhân sa sút trí tuệ. nếu bạn quá hấp tấp có thể làm cho bệnh nhân thấy buồn và cảm thấy mình có lỗi. một và thứ có thể khiến họ giữ bình tĩnh, như một cốc trà, hoặc xem ảnh gia đình, nhưng không phải lúc nào cũng có hiệu quả. bạn có có thể giữ khoảng cách với bệnh nhân để giúp họ giữ bình tĩnh, bạn có thể nhờ một người thân hoặc một người bạn thế chỗ của mình, hoặc có thể sắp xếp bệnh nhân đến các trung tâm chăm sóc trong một khoảng thời gian.

Những thông tin mới có thể gây khó khăn

Một bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể dễ dàng ghi nhớ những thông tin giống nhau hơn là những thông tin mới, cho dù đó là một người, địa điểm hoặc một lịch trình. ví dụ, nếu họ được kê một loại Thu*c mới, họ sẽ không nhớ phải uống Thu*c hoặc tại sao phải uống Thu*c. họ sẽ trở nên nghi ngờ về nó và thắc mắc tại sao họ lại có nó. một khi bạn làm điều gì mới, bạn phải lặp lại và giải thích cho bệnh nhân liên tục. giữ mọi thứ càng giống cũ càng tốt có thể giúp bệnh nhân giảm stress.

Giữ những sự lựa chọn đơn giản

Bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể khó khăn trong việc đưa ra quyết định, do dó nên đưa cho họ những sự lựa chọn đơn giản hơn là nhiều sự lựa chọn. ví dục dụ , thay vì mong muốn bệnh nhân tự chon chọn quần áo để mặc bạn có thể lấy quần áo ra cho họ và hỏi họ chọn màu xanh hay đỏ. tương tự như vậy với chọn đồ ăn: thay vì hỏi tối nay ăn bệnh nhân thích ăn gì, bạn có thể đưa ra vài lựa chọn ví dụ như khoai tây nghiền hay soup.

Sự giúp đỡ khi bắt đầu hoạt động

Bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể gặp khó khăn trong các hoạt động hằng ngày như ăn uống, đánh răng hoặc mặc quẩn áo. Nếu bạn có thể giúp họ trong giai đoạn đầu ( ví dụ như, để dao vào nĩa vào tay họ hoặc cắt thức ăn ra nhỏ để họ đặt vào nĩa) thì họ có thể tự mình làm tiếp tục hoạt động đó .

Giữ mối liên hệ với bạn bè

Một vài người bạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ có thể giúp ích. hầu hết bạn bè các người bạn đều muốn giữ mối liên hệ với nhau nhưng họ không chưa biết cách. các cuộc thăm viếng lẫn nhau giữa những người bạn, đặc biệt là những người quen biết lâu năm có thể tạo mối liên kết và nhiều chủ đề mới khi nói chuyện. bạn cũng cần nên nhạy cảm để biết được rằng bệnh nhân thích gặp người này hơn người khác hoặc thích gặp một hoặc hai người hơn cả nhóm.

Ths.Bs Nguyễn Tường Vy, Bệnh viện Chợ Rẫy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bi-quyet-giup-benh-nhan-suy-giam-nhan-thuc-va-giam-cang-thang-n197055.html)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY