Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Biến chứng sau mổ thủng ổ loét dạ dày tá tràng cách phòng tránh

Phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy máu vết mổ, tắc miệng nối, bị hội chứng Dumping, viêm miệng nối...

phẫu thuật là phương pháp được sử dụng rất phổ biến để điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng. ngoài những ưu điểm mà nó mang lại thì việc chữa bệnh bằng phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng như chảy máu vết mổ, rò rỉ miệng nối, tắc miệng nối, hội chứng dumping… 

I/ Các biến chứng sau mổ thủng ổ loét dạ dày tá tràng

Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. đây là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được chữa trị sớm.

Thông thường, người bệnh sẽ được các bác sĩ yêu cầu phẫu thuật để chữa trị. mục đích của phương pháp này là nhằm loại trừ và cô lập vết thủng, ngăn không cho dịch vị có trong dạ dày tràn ra ngoài ổ bụng. bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để chữa trị các biến chứng và xử lý triệt để căn nguyên gây bệnh. tùy vào mức độ bệnh lý, vị trí thủng và kích thước lỗ thủng trong ổ bụng mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các phương pháp phẫu thuật phù hợp.  những phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

    Khâu lỗ thủng đơn thuần.

Mặc dù được xem là phương pháp tối ưu trong chữa trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng, nhưng nó cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. những biến chứng này được chia thành 2 loại là biến chứng sớm và muộn. cụ thể như sau:

1. Biến chứng sớm

♦ Chảy máu sau mổ:

Biến chứng này thường gặp 24 giờ đầu sau ca phẫu thuật. Chúng thường được chia thành các dạng như sau:

    Chảy máu vết mổ: Đây là biến chứng phổ biến có thể gặp trong bất cứ ca phẫu thuật nào. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ cần dùng băng thấm máu hoặc thực hiện khâu tăng cường là có thể khắc phục được.
  • Chảy máu miệng nối: Khâu các miệng nối không hợp lý, cầm máu không kỹ, dịch mật tiếp xúc với vết nối… là những nguyên nhân có thể làm chảy máu miệng nối. Biến chứng này được khắc phục bằng cách dùng các loại Thu*c cầm máu, rửa dạ dày bằng nước đá tan. Trường hợp chảy máu nhiều có thể được chỉ định truyền máu hoặc phải mổ lại.
  • Chảy máu trong ổ bụng: Lá lách bị tổn thương hoặc tuột chỉ các mạch máu lớn sẽ làm chảy máu bên trong ổ bụng. Với tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành mổ lại và truyền máu tươi để cầm máu.

♦ Tắc miệng nối: 

Biến chứng này thường xảy ra khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật khâu lỗ thủng kết hợp với nối vị tràng, cắt đoạn dạ dày bị thủng… nguyên nhân gây nên tình trạng này là do trong quá trình phẫu thuật, các kỹ thuật khâu làm thu hẹp hoặc làm tắc các quai, xoắn vặn miệng nối, do bị rối loạn thần kinh. để khắc phục, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại Thu*c kháng sinh, truyền dịch, hút dịch dạ dày… nếu không mang lại hiệu quả như mong đợi, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật lại.

♦ Liệt ruột: 

Phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng bằng kỹ thuật khâu lỗ thủng kết hợp với cắt dây x có thể gây ra các biến chứng như ứ đọng dạ dày, giảm bài tiết và nhất là gây liệt ruột.

♦ Rò rỉ miệng nối – mỏm tá tràng: 

Kỹ thuật miệng nối không tốt, thiếu máu cục bộ vùng miệng nối, nhiễm khuẩn nặng sau mổ, tổn thương ống tủy…. là những nguyên nhân có thể làm xì rò miệng nối và rỉ mỏm tá tràng.

Các biện pháp xử lý thường được sử dụng trong trường hợp này bao gồm truyền dịch, dùng kháng sinh, bổ sung đạm máu…. Nếu tình trạng này diễn ra trầm trọng, bạn có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định lau rửa khoang phúc mạc, kiểm tra và xử lý vị trí bị rò rỉ.

♦ Viêm tụy cấp: 

Đây cũng là một trong các biến chứng có thể gặp khi thực hiện phẫu thuật điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng. tuy nhiên, các triệu chứng của viêm tụy cấp thường không được thể hiện một cách rõ ràng, vì thế ít khi được chú ý tới. để điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch dạ dày, truyền dịch, dùng các loại Thu*c kháng sinh và Thu*c giảm đau…

♦Tổn thương các đường dẫn mật:

Kỹ thuật cắt dạ dày tá tràng có thể gây tổn thương cho các đường dẫn mật. cách xử lý tình trạng này là tiến hành khâu vết rách ống mát chủ, nối mật tiêu hóa…

2. Biến chứng muộn

♦ Biến chứng tại chỗ: 

    Viêm miệng nối: Triệu chứng thường thấy của biến chứng viêm miệng nối là bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn, đau âm ỉ vùng bụng và các cơn đau có xu hướng ngày càng tăng lên theo thời gian. Bạn có thể sử dụng các loại kháng sinh để cải thiện tình trạng này.
  • Hội chứng quai tới: Đây là một biến chứng liên quan đến quai tới, nhưng tồn tại ở nhiều hình thái khác nhau. Vì các triệu chứng của hội chứng quai tới thường không nặng nề nên có thể khắc phục được bằng cách áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên với một số trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm phẫu thuật lần nữa.
  • Lồng quai đi: Đây là biến chứng khá hiếm gặp, có thể làm cho người bệnh đau vùng thường vị, nôn và thậm chí là nôn ra máu. Để xử lý, bạn sẽ được chỉ định điều trị nội khoa hoặc tiến hành phẫu thuật lại.
  • Thoát vị trong: Đa số các trường hợp bị thoát vị trong đều phải thực hiện phẫu thuật để chữa trị. Nếu ruột đã bị hoại tử thì sẽ cần phải cắt đoạn ruột đó đi.

♦ Biến chứng toàn thân: 

    Hội chứng Dumping: Đây là tình trạng thức ăn đi xuống ruột quá nhanh làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị rối loạn. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ cần phải thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp, cụ thể như ăn các thức ăn ít bột, ít đạm; chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ… Ngoài ra, các loại Thu*c kháng histamin,  Thu*c chống co thắt thậm chí là tiến hành phẫu thuật để thu hẹp miệng nối cũng sẽ được áp dụng để cải thiện tình trạng này.
  • Thiếu máu: Vì dạ dày có tham gia vào quá trình tạo máu, do đó khi bị tổn thương thì khả năng sản xuất máu bị giảm gây thiếu máu. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại Thu*c kích thích tạo máu như B12, B1, viên sắt,…
  • Bị mắc các bệnh mãn tính khác: Phẫu thuật thủng dạ dày tá tràng có thể làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh mãn tính như lao, phổi, rối loạn tâm thần…
  • Thiểu dưỡng: Dạ dày bị tổn thương sẽ kéo theo quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn bị suy giảm, khiến cho cơ thể bệnh nhân không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, gây mất hoặc giảm khả năng làm việc và thể lực. Lúc này, bệnh nhân cần phải ăn các thức ăn nhiều đạm và tránh làm những công việc nặng để cải thiện tình trạng thiểu dưỡng.
  • Mắc các rối loạn khác: Người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật có thể gặp các rối loạn khác như rối loạn quá trình hấp thu mỡ, đường, đạm,….

II/ Biện pháp phòng tránh biến chứng mổ thủng dạ dày tá tràng

Điều trị thủng dạ dày tá tràng bằng phẫu thuật là phương pháp phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều biến chứng. do đó, để tránh gặp phải các vấn đề không mong muốn trong quá trình điều trị, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

    Cần thăm khám và chữa trị ở những bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín, được trang bị đầy đủ các kỹ thuật y học hiện đại.

Mặc dù được xem là phương pháp tối ưu được áp dụng để điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng, nh raưng phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày tá tràng cũng có thể gây ra các biến chứng không mong muốn. vì thế, tốt nhất là bạn hãy trao đổi kỹ lưỡng với các bác sĩ về những rủi ro mà bạn có thể gặp phải trong quá trình điều trị.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bien-chung-sau-mo-thung-loet-da-day-ta-trang)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY