Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ Công Thương cảnh báo 3 sản phẩm mỹ phẩm chứa chất cấm

Cả 3 sản phẩm đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành.

Ba sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất cấm, chưa được cấp phép tại việt nam, người tiêu dùng không được sử dụng. đó là cảnh báo của cục thương mại điện tử và kinh tế số, bộ công thương.

3 sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành tại Việt Nam. (Ảnh: PLO)

Ba mỹ phẩm có tên:

1. Dr Therapy Melasma-Best for spa Night cream, NSX: 16/5/2022; HSD 16/5/2025

2. Dr Therapy Melasma - Best for spa Day cream, NSX: 16/5/2022; HSD: 16/5/2025

3. Dr Therapy Melasma - Cream Perfect for spa, NSX: 5/1/2021; HSD: 4/1/2024

Các sản phẩm trên không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được phép lưu hành.

Theo thông tin từ Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, các sản phẩm này chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép, không đáp ứng yêu cầu về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm.

Cụ thể, kết quả kiểm nghiệm 3 sản phẩm nêu trên chứa hàm lượng thủy ngân vượt quá mức cho phép, không đáp ứng yêu cầu về giới hạn kim loại nặng trong mỹ phẩm.Dr Therapy Melasma

Thành phần công thức sản phẩm ghi trên nhãn có chứa chất Hydroquinone 2% là chất không được phép có trong sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da theo quy định.

Nhãn sản phẩm ghi "Made by UK", không ghi số lô sản xuất, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường theo quy định, không có tên và địa chỉ của nhà sản xuất, không đáp ứng quy định về ghi nhãn mỹ phẩm.

Cục thương mại điện tử và kinh tế số, bộ công thương khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng sản phẩm với thông tin nêu trên và báo cáo với cơ quan chức năng gần nhất nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có bán các sản phẩm này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/bo-cong-thuong-canh-bao-3-san-pham-my-pham-chua-chat-cam-20220809115751665.chn)

Tin cùng nội dung

  • Vụ việc có ít nhất 31 người nhập viện, 3 người Tu vong do ăn phải táo nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes tại Mỹ cho thấy nếu ăn trái cây không đảm bảo an toàn (nhiễm Thu*c bảo vệ thực vật, giun sán, vi khuẩn...) sẽ đe dọa sức khỏe người sử dụng.
  • Gần đây xuất hiện nhiều người làm nghề buôn bán đồng nát chuyên thu mua vỏ lon sữa bột với giá cao bất thường. Những vỏ lon sữa này trước đây họ mua tính bằng cân thì bây giờ tính theo chiếc và có giá cao hơn tới chục lần so với bình thường.
  • Phân biệt thịt lợn sề giả bò như thế nào khi nhiều người đã “hô biến” và thu được lợi nhuận khủng, bất chấp nguy cơ sức khỏe cho khách hàng?
  • Mùa hè oi bức khiến nhiều người chán ngấy với các loại đồ chiên, đồ xào, họ tìm đến các loại rau quả khoái khẩu để bổ sung năng lượng. Nhưng không phải loại rau nào cũng nên ăn nhiều vào mùa hè.
  • Những động thái này nhằm thông tin cho người dùng rõ ràng hơn về những gì họ đang ăn. Nhưng vẫn còn các loại thực phẩm khác còn chưa được dán nhãn cảnh báo tương xứng.
  • Nếu không biết cách uống thì nước dừa lại rất có hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
  • Mặc dù có rất nhiều dinh dưỡng nhưng thời gian gần đây giá đỗ không còn nằm nhiều trong thực đơn của những bà nội trợ bởi thị trường giá “bẩn” đang tràn lan.
  • Từ mỡ lợn đến bơ, từ dầu hạt cải, dầu vừng đến “mốt” mới nhất là dầu dừa, dầu ôliu… đều được khẳng định là rất tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng chúng có thực sự là những loại chất béo tốt nhất dùng để nấu nướng?
  • Từ 1/3/2015, theo Nghị định 100/2014/NĐ-CP, các sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 2 tuổi đều bị cấm quảng cáo...
  • Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục phát hiện những lô sữa, thực phẩm nhập lậu ngay tại cửa hải quan hoặc đang được buôn bán công khai trên phố.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY