Nhi Huyết học - Truyền máu hôm nay

Các chức năng trọng tâm của khoa Nhi huyết học - Truyền máu bao gồm tiếp nhận khám, theo dõi, phát hiện sớm và điều trị các bệnh về máu ở trẻ. Ngoài ra, khoa còn đảm nhận các công tác xét nghiệm thường qui phục vụ bệnh nhi nội trú và bệnh nhi ngoại trú có bảo hiểm, miễn phí. Các bệnh lý nhi khoa về huyết học phổ biến như: thiếu máu, tan máu bẩm sinh (Thalassemia), rối loạn đông máu di truyền, hồng cầu nhỏ hình cầu di truyền, tan máu tự miễn, các bệnh lý đông cầm máu, bệnh máu ác tính,…

Bổ thể trong huyết học truyền máu

C8, C9 hai thành phần cuối cùng bị hoạt hoá sẽ tạo ra các lỗ thủng làm thay đổi tính thấm màng tế bào, làm tế bào trương to và ch*t.

Bổ thể là gì?

Bổ thể là một chuỗi protein huyết tương - chủ yếu là protein dạng enzym có thể bị hoạt hoá tạo ra các sản phẩm quan trọng phá huỷ tế bào, vi trùng bằng con đường miễn dịch, có thể là miễn dịch đặc hiệu như phản ứng kháng nguyên - kháng thể chống hồng cầu nêu có mặt bổ thể sẽ làm tan hồng cầu... có thể là miễn dịch không đặc hiệu, các sản phẩm bổ thể sẽ làm tăng hiện tượng thực bào (phagocytosis) và ẩm bào (opsonization); bổ thể khi hoạt hoá có thể tạo ra nhiều yếu tố có hoạt tính S*nh l*, làm tăng thấm màng tế bào, giảm huyết áp, gây dị ứng...

Các thành phần của bổ thể

Bổ thể có 9 thành phần được ký hiệu từ Cl đến C9.

C1 có 3 protein quan trọng: C1q, C1r, C1s. Riêng Clq có tới 6 nhánh, chỉ khi có ít nhất hai nhánh gắn với phần Fc thì nó mới được hoạt hoá. Thí dụ với IgG thì cần có hai phân tử mới hoạt hoá được Clq. Sau khi Clq hoạt hoá, chúng sẽ hoạt hoá tiếp Clr, Cls tạo thành phức hợp Cl hoạt hoá: Clqrs.

C4: Clqrs sẽ hoạt hoá C4 tạo thành hai phân tử C4b và C4a. C4b sẽ tiếp tục hoạt hoá C2.

C2: Phức hợp C4bCl hoạt hoá C2 tạo thành hai sản phẩm: C2b và C2a.

C3 là thành phần trung gian giữa hai con đường hoạt hoá bổ thể. Khi hoạt hoá C3 tách ra hai thành phần: C3a và C3b. C3b tiếp tục tham gia vào dây truyền hoạt hoá bổ thể, còn C3a có tác dụng như một chất gây dị ứng. C3 được hoạt hoá bằng hai con đường: cổ điển và đường tắt (hình).

Hoạt hóa c1q bởi hai phân tử lgG. C1q có 6 đơn nguyên gắn với phần Pc của phân tử kháng thể

Hình. Hoạt hóa c1q bởi hai phân tử lgG. C1q có 6 đơn nguyên gắn với phần Pc của phân tử kháng thể

C5: Khi bị hoạt hoá cũng có thể tách ra C5a và C5b. C5b tiêp tục hoạt hoá C6 và C7.

C6, C7, dưới tác dụng của C5b, hai thành phần này được hoạt hoá và tiếp tục tác động lên C8, C9.

C8, C9: hai thành phần cuối cùng bị hoạt hoá sẽ tạo ra các lỗ thủng làm thay đổi tính thấm màng tế bào, làm tế bào trương to và ch*t.

Các con đường hoạt hoá bổ thể

Bổ thể được hoạt hoá bởi hai con đường: đường cổ điển (classical pathvvay) và đường tắt (alternative pathvvay).

Đường cổ điển: đường hoạt hoá này là do phức hợp kháng nguyên kháng thể, do các enzym (trypsin, plasmin, lysosozim), do endotoxin hoạt hóa với IgM.chỉ cần 1 phân tử IgM gồm có 5 đơn vị nhỏ (xem phần cấu trúc) là đủ đế hoạt hoá bô thể. Nhưng với IgG thì phải cần ít nhất là hai phân tử mới hoạt hoá được Clqrs. Các phân tử bổ thể hoạt hoá sẽ gắn vào phần Fc của phân tử kháng thể. Sau khi Cls được hoạt hoá, chúng sẽ hoạt hoá tiếp C4 và C2 tạo thành ClC4bC2b. Phức hợp ClC4bC2b sẽ hoạt hoá tiếp C3. C3 có lượng lón trong huyết thanh (khoảng 100 - 150mg/100ml) C3 hoạt hoá sẽ tạo nên phức hợp ClC4bC2bC3b, phức hợp này sẽ tiếp tục hoạt động trên con đường chung, bao gồm C5, 6, 7, 8, 9.

Đường tắt: bằng đường này sự hoạt hoá bổ thể không cần sự có mặt của phức hợp MD (KN KT). Các protein của đường tắt bắt đầu từ hoạt hoá C3. Các yếu tố có thể hoạt hoá C3 qua đường tắt là IgA, Zymozan, lipopolysaccharid, các khuẩn. Khi C3 được hoạt hoá sẽ tạo ra C3b, C3b cùng với yếu tố B đã được hoat hoá bởi protease (yếu tố D) tạo thành phức hợp C3bBb, phức hợp này lại hoạt hoá tiếp C3 để tạo C3b. Đây là vòng hoạt hoá ngược (Feed-Back cycle) của C3 (H 1.7). Sự có mặt của C3b sẽ tiếp tục hoạt hoá C5, 6, 7, 8, 9 trên con đường chung.

Đường chung: sự có mặt của phức hợp ClC4bC2bC3b từ đường cổ điển và C3bBb sẽ hoạt hoá C5 tạo ra hai thành phần C5a và C5b. C5b sẽ tiếp tục hoạt hoá C6 C7 C8 C9. Toàn bộ phức hợp này sẽ gắn vào phần Fc của phân tử kháng thể trên bề mặt tế bào, làm thay đổi tính thấm màng tế bào, tạo các lỗ thủng ở màng tế bào, nước từ ngoài vào tế bào, tế bào trương to và bị phá vỡ.

Điều kiện thuận lợi cho phản ứng phá võ tế bào do C:

Nhiệt độ và pH thích hợp cho hoạt hoá các thành phần bổ thể. Nhiệt độ thường từ 32 - 37°c, pH thường là 6,8.

Khả năng hoạt hoá bổ thể của kháng thể: IgM mạnh hơn IgG vì IgM có nhiều vị trí gắn với Clq hơn IgG.

Sơ đồ hoạt hóa bổ thể

Hình. Sơ đồ hoạt hóa bổ thể

Đường cổ điển (A)

Đường tắt (B)

Đường chung (C)

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bghuyethoctruyenmau/bo-the-trong-huyet-hoc-truyen-mau/)

Tin cùng nội dung

  • Bà Miến có bài Thuốc gia truyền 6 đời, sử dụng các cây dược liệu quý trên rừng chữa khỏi bệnh phù thũng do thận mà y học hiện đại gọi là chứng viêm cầu thận.
  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Chào Mangyte, Tôi muốn hỏi thăm về dịch vụ xét nghiệm ADN để xác định huyết thống. Tôi đến BV Truyền máu và Huyết học TPHCM được không? Ở đó có xét nghiệm bằng tóc không? Chi phí như thế nào? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (T..L.K. – TPHCM)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY