Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Bỏ túi cách chữa viêm họng khi trời lạnh cực hữu ích

Mùa đông là thời điểm có tỉ lệ người lớn và trẻ em mắc bệnh viêm họng cao. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi nhưng việc áp dụng cách chữa viêm họng khi trời lạnh..

Tiết trời chuyển sang lạnh cũng là thời điểm các bệnh đường hô hấp gia tăng, trong đó có viêm họng. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng các triệu chứng đau, sưng, viêm, rát cổ họng khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu.

Viêm họng là thuật ngữ đề cập đến tình trạng niêm mạc hầu họng bị sưng, viêm do nhiễm trùng. tác nhân gây bệnh có thể là do virus (60 – 80%), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn), nấm, dị ứng, tiếp xúc với môi trường bẩn… hầu hết bệnh nhân viêm họng có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp chữa viêm họng khi trời lạnh để giảm nhẹ triệu chứng và chóng phục hồi.

Tại sao vào mùa đông bạn dễ bị viêm họng hơn thời điểm khác?

Viêm họng là tình trạng lớp màng nhầy của họng bị sưng, viêm. mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải nhưng bệnh vẫn phổ biến hơn ở trẻ em. viêm họng được phân thành hai dạng: cấp tính và mạn tính.

Theo các chuyên gia 60% – 80% tác nhân làm khởi phát bệnh là do virus (chủ yếu là rhinovirus, adeno, cúm, sởi, vi rút hợp bào đường thở). Các trường hợp còn lại là do nhiễm vi khuẩn (tụ cầu vàng, liên cầu, phế cầu), nấm, dị ứng, chất kích thích…

Mùa đông là thời điểm có tỉ lệ người lớn và trẻ em mắc bệnh viêm họng cao. lúc này, thời tiết và nhiệt độ giảm mạnh làm cho sức đề kháng trong cơ thể bị suy yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn và một số tác nhân gây bệnh khác xâm nhập, phát triển, gây nên các đợt viêm họng cấp.

Mẹo chữa viêm họng khi trời lạnh cực hữu ích

Viêm họng không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu & phòng bệnh tái phát nếu như áp dụng các biện pháp sau đây:

Áp dụng mẹo trị bệnh tự nhiên

Dùng mật ong chữa viêm họng khi trời lạnh

Với đặc tính nổi bật là kháng khuẩn và giảm viêm, mật ong được dùng như một vị Thu*c để trị bệnh, trong đó có viêm họng. Nguyên liệu có thể ức chế hoạt động, quá trình tổng hợp protein của một số loại vi khuẩn. Hơn nữa, mật ong còn giúp tạo một lớp màng bao bọc niêm mạc họng, làm giảm viêm và ho. Bạn có thể pha mật ong với ly nước ấm loãng, thêm một ít chanh, dùng từ 2 -3 lần / ngày, vào mỗi buổi sáng và tối.

Uống trà hoa cúc

Hoa cúc chamomile (hoa cúc đức) là loại thảo mộc tự nhiên có chứa nhiều hoạt chất chống viêm hiệu quả. dùng trà hoa cúc khi bị bệnh viêm họng giúp làm giãn cơ, dịu cơn đau. bên cạnh đó, dùng trà thảo mộc hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn.

Uống nước chanh nóng

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ thống miễn dịch, nước chanh trở thành thức uống không thể thiếu cho những người bị viêm họng, cảm cúm, cảm lạnh. Tính axit của chanh sẽ tạo môi trường axit trong hầu họng, khiến cho các tác nhân gây bệnh khó sinh sôi và phát triển hơn.

Ngoài ra, chanh cũng chứa hàm lượng vitamin C tương đối cao. Đây là chất quan trọng giúp củng cố hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Dùng Thu*c giảm đau, Thu*c kháng sinh điều trị viêm họng

Để giảm triệu chứng đau rát, khó chịu do viêm họng, bạn có thể dùng một số loại Thu*c chống viêm không steroid (NSAIDs) như acetaminophen hoặc ibuprofen. Thu*c có tác dụng chống sưng, viêm ở niêm mạc hầu, họng, từ đó giảm đau.

Tuy nhiên, không dùng asprin để dùng cho đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho biết aspirin có liên quan đến hội chứng rối loạn chuyển hóa ở trẻ (hội chứng Reye’s) – có thể gây suy gan, viêm não hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thu*c kháng sinh chỉ được chỉ định khi xác định rõ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn như liên cầu khuẩn, streptococcus. nếu tác nhân gây viêm họng là virus, kháng sinh không phát huy tác dụng dược lý. để biết chính xác tác nhân gây viêm họng là gì, bạn có thể đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định một số biện pháp chữa trị phù hợp.

Việc điều trị bằng Thu*c, đặc biệt là kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Không ngưng Thu*c (kể cả khi bệnh có biểu hiện thuyên giảm) khi chưa hết liệu trình. Một số loại Thu*c giảm đau không kê đơn nên được dùng sau khi ăn, kèm một ly nước đầy để tránh kích ứng lên dạ dày.

Biện pháp chăm sóc sức khỏe và thay đổi lối sống hằng ngày

Súc miệng bằng nước muối

Mặc dù khá cổ điển nhưng súc miệng bằng nước muối là một trong những biện pháp hữu ích giúp loại bỏ đờm nhầy, giảm sưng viêm ở họng. khi màng nhầy bị sưng, viêm, sẽ gây triệu chứng đau, ngứa rát. muối có tác dụng hút bớt nước trong các mô bị tổn thương, từ đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái.

Bạn có thể pha nước muối súc miệng bằng cách cho nửa thìa cà phê muối ăn vào trong một ly nước ấm. Khi súc, ngửa đầu ra phía sau để nước có thể đi vào cổ họng. Ngậm và khò nước muối trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra ngáy sau đó.

Thực hiện thao tác trên 3 lần mỗi ngày. Không xúc miệng quá nhiều vì điều này có thể khiến cho lớp màng nhầy bị khô, tình trạng viêm nhiễm có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước

Thời tiết lạnh và khô vào mùa đông dễ khiến cho nhiều người uống ít nước hơn bình thường. Với những đối tượng bị viêm họng, việc cấp không đủ nước có thể khiến cho lớp màng nhầy cổ họng trở nên khô và dễ bị kích ứng hơn. Do đó, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể, nên uống nước ấm và hạn chế dùng đồ uống ướp lạnh để làm ẩm, ẩm và phục hồi tổn thương ở niêm mạc họng.

Dùng viên ngậm OTC hoặc Thu*c xịt họng trị viêm họng

Các loại Thu*c xịt họng hoặc viên ngậm otc (không kê đơn) hiện nay đều chứa nhiều thành phần có khả năng xoa dịu họng, thông thoáng mũi. với dạng viên ngậm, bạn nên tìm mua những loại có chứa mật ong và bạc hà. ngoài ra, một số Thu*c xịt hoặc viêm ngậm trị viêm họng có tính kháng khuẩn nhẹ có thể làm tê vùng họng và giảm đau rất tốt.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Cơ thể cần được nghỉ ngơi đủ để có thể phục hồi và tái tạo năng lượng cho một ngày mới. do đó, bạn cần hạn chế thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh viêm họng chóng phục hồi, thoát khỏi nguy cơ bệnh chuyển biến thành trận cảm lạnh hay cảm cúm.

Tắm bằng nước ấm

Tắm nước lạnh ào mùa đông có thể khiến cho bệnh viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc khiến cho bệnh dễ chuyển biến thành một trận cảm cúm, cảm lạnh. thời điểm này, bạn nên tắm bằng nước ấm. hơi nóng của nước sẽ làm dịu cảm giác đau rát, khô ở họng, giúp giảm đau họng và nghẹt mũi (nếu có).

Bạn có thể cân nhắc thêm vào nước tắm một số loại tinh dầu có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn tốt như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu bạch đàn (khuynh diệp)….

Sử dụng máy tạo ẩm không khí

Không khí quá lạnh và khô có thể khiến cổ họng bị đau. Để khắc phục vấn đề trên, bạn có thể dùng máy tạo độ ẩm cho không khí. Thiết bị này có tác dụng tăng cường và khuếch tán độ ẩm có trong không khí, nhờ vậy cổ họng và lớp màng nhầy chỉ thực sự khỏe mạnh khi đủ ẩm.

Giữ ấm cổ họng

Vào mùa đông, mũi, cổ họng, ngực là những bộ phận nhạy cảm, dễ bị nhiễm lạnh và gây một số bệnh đường hô hấp nên cần được giữ ấm đầy đủ. Người bệnh cần mặc đủ quần áo ấm, quàng khăn trước khi ra đường.

Thỉnh thoảng, bạn cũng nên làm ấm cổ họng bằng cách nhúng một chiếc khăn tay nhỏ vào trong nước nóng, sau đó vắt nước cho khô rồi nhanh chóng áp khăn lên khu vực cổ họng. Nhiệt độ cao sẽ kích thích lưu thông máu và giảm sưng viêm. Tuy nhiên, cần lưu ý là không dùng nước quá nóng để làm ướt khăn để tránh bị bỏng.

Tránh xa các chất kích ứng hầu họng

Môi trường sống không vệ sinh, sạch sẽ có thể khiến cho niêm mạc hầu, họng dễ bị sưng, viêm, ngứa và kích ứng hơn thông thường. Vì thế, trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên dọn sạch phòng để tránh bị tác động bởi các chất gây kích ứng sau:

    Sản phẩm tẩy rửa, bột giặt, nước lau sàn, nước rửa kính…

Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm họng khi trời lạnh, hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. nội dung trong bài viết mang tính chất tham khảo. chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bo-tui-cach-chua-viem-hong-khi-troi-lanh-cuc-huu-ich)

Tin cùng nội dung

  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, tập thở bụng thay cho thói quen thở ngực sẽ rất giúp ích cho sức khỏe.
  • Nổi mề đay có thể gây ra rất nhiều biến chứng nặng, thậm chí dẫn tới Tu vong.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY