Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ Y tế: Hoại tử xương mặt không phải bệnh lạ

Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết bệnh hoại tử xương sọ - mặt không phải là bệnh lạ, khuyến cáo người dân không hoang mang.

Trả lời VnExpress trưa 20/7, phó giáo sư Khuê cho biết hội đồng chuyên môn gồm hơn 20 chuyên gia các bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương TP HCM và Hà Nội, Răng hàm mặt TP HCM, Chợ Rẫy, Trường ĐH Y Dược TP HCM, đã họp đánh giá các ca hoại tử xương sọ mặt sau mắc Covid-19. "Bệnh hoại tử xương sọ mặt không lạ tuy nhiên hiếm gặp - đây là kết luận chính thức của các bên", ông Khuê nói.

Theo báo cáo của hội đồng chuyên môn, bệnh hoại tử xương sọ mặt có thể xuất hiện trên người xạ trị vùng đầu, mặt, cổ, lạm dụng thuốc chống loãng xương bisphosphonate, viêm cốt tủy xương hàm do nguyên nhân từ răng và nhiễm trùng máu, chấn thương sọ - mặt, viêm xoang hàm do nấm hoặc rối loạn chuyển hóa của bệnh Paget...

Những ca bệnh tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy thời gian qua liên quan tới thiếu dưỡng cục bộ ở xương sọ - mặt và nhiễm khuẩn với nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được nghiên cứu thêm, theo hội đồng.

Báo cáo không đề cập bệnh này có liên quan tới covid-19 hay không. một thành viên của hội đồng chuyên môn cho biết: "hội đồng chưa kết luận covid-19 có liên quan bệnh hoại tử xương sọ mặt hay không, chúng tôi đã gửi báo cáo đến bộ y tế và chờ ý kiến".

Hiện bộ y tế cũng chưa kết luận nguyên nhân bệnh. tuy nhiên lãnh đạo cục quản lý khám chữa bệnh khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang với bệnh này do việt nam đã có kinh nghiệm điều trị, làm chủ kỹ thuật xét nghiệm, chụp chiếu, phẫu thuật. ngoài ra, các ca bệnh chỉ xuất hiện cục bộ ở hai bệnh viện tại tp hcm.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm trên người từng mắc covid-19 gồm: sưng, đau sọ, mặt kéo dài, rò mủ ở miệng, mặt, răng lung lay bất thường, loét niêm mạc, lộ xương. phó giáo sư khuê khuyến cáo người dân chủ động đi khám bệnh khi có một trong các dấu hiệu nói trên. bộ y tế đã có văn bản hướng dẫn bệnh viện chăm sóc, chủ động đón tiếp, điều trị hoặc chuyển tuyến khi cần thiết.

Hồi giữa tháng 7, hơn 20 ca bệnh hoại tử xương sọ - mặt xuất hiện tại một số bệnh viện tại tp hcm như răng hàm mặt trung ương, tai mũi họng, chợ rẫy. điểm chung ở họ là từng mắc covid-19, song không rõ bệnh có liên quan covid-19 hay không. trong đó, có hai người đã t* vong. đại diện các bệnh viện nhận định số ca bệnh tăng bất thường, tăng số lượng người bị hoại tử xương hàm trên, xương sọ, vùng hàm mặt. hôm 14/7, bộ y tế đã yêu cầu các bệnh viện nghiên cứu và báo cáo về các ca bệnh này.

Nhận định về nguyên nhân gây hoại tử xương sọ mặt sau Covid-19, nhà khoa học người Ai Cập Haytham Al-Mahalawy, Trưởng bộ môn răng hàm mặt và khoa phẫu thuật răng hàm mặt, cho biết chứng hoại tử xương hàm có thể bắt nguồn từ việc sử dụng corticosteroid; bệnh nhân bị nhiễm trùng cơ hội do vi khuẩn, vi nấm; hoặc mắc bệnh nền mạn tính như tiểu đường. Công trình nghiên cứu của ông Haytham Al-Mahalawy được đăng tải trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC.

Cùng quan điểm, tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng thế giới ghi nhận nhiều ca tiểu đường bị cốt tủy viêm xương. Covid-19 khiến cho cơ thể bị rối loạn miễn dịch, cùng với bệnh nền, khiến cho nấm phát triển nhiều hơn trong cơ thể, gây viêm nhiễm. Trong 11 ca bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy, có tới 5 ca tiểu đường.

Phim chụp bệnh nhân bị hoại tử xương sọ. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy

Chi Lê - Thục Linh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bo-y-te-hoai-tu-xuong-mat-khong-phai-benh-la-4489991.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.
  • Chiều 20/3 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã buổi tổng duyệt công tác y tế phục vụ Hội nghị Đại hội đồng liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132) sẽ được khai mạc vào ngày 28/3 tại Hà Nội
  • Trở lại câu chuyện Bộ trưởng Bộ Y tế và con người liệt sĩ Gạc Ma. Việc ban hành một công văn giúp đỡ con gái liệt sĩ vào đúng thời điểm này cho thấy Bộ trưởng thực sự quan tâm đến những mất mát ở Gạc Ma, và, bà đã thực sự xử sự như một chính khách.
  • Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã có những dòng chia sẻ trên trang facebook cá nhân của mình về bức thư của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hồi đáp một tâm thư của cô gái trẻ đang mắc căn bệnh ung thư vú gai đoạn cuối. Suckhoedoison.vn xin gửi tới bạn đọc những chia sẻ của bác sĩ dưới đây.
  • Sau bức tâm thư trên trang Fanpage gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với nguyện vọng được làm việc gần nhà để chăm sóc gia đình...
  • Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%.
  • Vào thời điểm này, khí hậu đang trong giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện rất thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Máy tính là một công cụ không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại. Nhưng nếu dùng máy tính không đúng cách có thể gây ra một số bệnh về xương khớp.
  • Cháu có một bé trai được 3 tuổi mắc bệnh Oesopetrosis dạng thể nhẹ, hiện cháu lại đang mang thai tháng thứ 3.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY