Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ca hóc xương cá hiếm gặp

TP HCM-Hình ảnh chụp CT cho thấy một mảnh xương nằm ở thanh môn bệnh nhân 54 tuổi, ghim vào dây thanh quản bên phải làm tràn khí vùng này - tình trạng hóc dị vật khó xử lý.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Vinh, Phó giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, ngày 20/4 cho biết đây là trường hợp khá đặc biệt và hiếm gặp. Thông thường, khi ăn uống bị hóc, dị vật qua đường miệng sẽ di chuyển theo hai hướng, một là xuống thực quản gây những biến chứng ở đường tiêu hóa; một số ít lọt vào đường thở, nguy hiểm hơn, dễ ảnh hưởng tính mạng. Với bệnh nhân này, dị vật lại cắm vào dây thanh quản gây khàn tiếng, khó nói chuyện; xét nghiệm sinh hóa máu cho thấy rối loạn dung nạp đường huyết.

Người này bị hóc xương khi đang ăn cá điêu hồng, ho sặc sụa tím tái. sau đó, ông không đau, không khó thở nhưng khàn tiếng, ho, nuốt vướng, bác sĩ bệnh viện ở long an không xử lý được nên đến bệnh viện tai mũi họng tp hcm.

Bác sĩ lê hồ băng tâm, bệnh viện tai mũi họng, cho biết bệnh nhân cần phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật đường thở ngay, không thể chờ đợi kết quả xét nghiệm pcr covid-19 (thường mất 24 giờ) nên phòng mổ nội soi được thiết lập trong khu vực cách ly riêng. ca này cũng khó xử lý do dị vật nằm ngay cửa đường thở là thanh môn, dụng cụ nội soi gắp xương dễ gây phản xạ ngạt thở nguy hiểm.

Sử dụng ống mềm nội soi, ê kíp bác sĩ cuối cùng gắp thành công mảnh xương cá kích thước 3,5 cm. Sau phẫu thuật, bệnh nhân giảm triệu chứng nuốt đau, khàn tiếng.

Mảnh xương cá được gắp khỏi thanh quản bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM

Dị vật đường thở có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trẻ em thường bị hóc đồ chơi kích thước nhỏ, hạt, xương trong cháo ăn dặm, sặc sữa... Người lớn hóc do ăn uống không cẩn thận, cười nói đùa giỡn khi ăn. Nguy cơ xảy ra biến chứng tăng lên với thời gian dị vật còn trong đường thở, như ho ra máu, ho kéo dài, viêm phổi, tràn khí trung thất, tràn khí phổi, xẹp phổi...

"với bệnh nhân trên, một đầu xương đã ở hạ thanh môn có thể di chuyển xuống đâm thủng phế quản, tràn khí trung thất, áp xe trung thất, nguy hiểm tính mạng", bác sĩ nguyễn huy hoàng, phó khoa khám bệnh, bệnh viện tai mũi họng tp hcm chia sẻ.

Bệnh nhân hồi phục, trò chuyện cùng bác sĩ Nguyễn Thanh Vinh, trưa 20/4. Ảnh: Lê Phương

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ca-hoc-xuong-ca-hiem-gap-4453705.html)

Tin cùng nội dung

  • Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay.
  • Con trai tôi 12 tuổi bị hóc xương gà, gia đình rất lúng túng không biết cấp cứu ra sao, phải chở đi bệnh viện điều trị, may mà cháu đã qua khỏi. Xin bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu?
  • Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, người lớn cần thực hiện ngay thủ thuật Heimlich để lấy dị vật. Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hóc dị vật đường thở là một trong những T*i n*n cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
  • Nguyên nhân gây ra hóc xương là do cười đùa khi ăn, ăn nhanh nuốt vội, say rượu, ăn cả xương hoặc không phát hiện ra xương nên ăn và nuốt luôn.
  • Dị vật đường thở là một cấp cứu hay gặp nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Nếu biết sơ cứu đúng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho người bệnh.
  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • Không chỉ trẻ nhỏ hay bị sặc, hóc mà người lớn cũng có thể bị nếu chúng ta bất cẩn. Dưới đây là một vài cách xử lý cứu người bị sặc, hóc dị vật.
  • Cố gắng nuốt khi đã bị hóc chỉ càng làm cho xương bị đẩy sâu xuống thực quản, gây viêm mủ, áp xe chỗ hóc và phải tốn công điều trị lâu dài.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY