Chẩn đoán và điều trị bệnh truyền nhiễm hôm nay

Các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ T*nh d*c thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm.

Một số bệnh truyền nhiễm lây truyền chủ yếu hoặc có hiệu quả nhất qua quan hệ T*nh d*c. Hầu hết các tác nhân gây bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c đều bị bất hoạt nhanh ở điều kiện môi trường tự nhiên. Đặc biệt các tác nhân gây bệnh có tính lây truyên cao khi tiếp xúc với niêm mạc. Chúng có thể là vi khuẩn (như lậu cầu), xoắn khuẩn (giang mai), chlamydiae (gây viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung không phải do lậu cầu), virus (herpes simplex, virus viêm gan B, cytomegalovirus, HIV), hoặc đơn bào (trichomonas). Trong những bệnh do các tác nhân này, các tổn thương ban đầu khu trú ở niêm mạc cơ quan Sinh d*c hoặc vùng niêm mạc có tiếp xúc T*nh d*c; tuy nhiên bệnh có thể lan toả, và tổn thương những tổ chức và cơ quan không liên quan đến T*nh d*c cũng tương tự như nhiều bệnh không lây nhiễm khác. Tất cả các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c đều có giai đoạn tiềm lâm sàng hoặc tiềm ẩn đóng vai trò quan trọng đối với tính trường diễn của bệnh và sự lây truyền từ người bệnh (thường không có biểu hiện lâm sàng) sang người khác khi có quan hệ T*nh d*c. Xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng để chẩn đoán những bệnh nhân không có triệu chứng. Hay gặp nhất là các bệnh do nhiều tác nhân gây nên đồng thời, vì vậy bất cứ bệnh nhân nào có bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c đều phải làm xét nghiệm nhắc lại trong 3 tháng cho đến khi có kết quả huyết thanh.

Với mỗi bệnh nhân có một hoặc nhiều lần quan hệ T*nh d*c thì đều phải được chẩn đoán và điều trị theo nguyên tắc là bạn tình phải được điều trị đồng thời để tránh khả năng tái nhiễm. Các bệnh lây qua quan hệ T*nh d*c hay gặp nhất là lậu, giang mai, sùi mào gà, nhiễm chlamydia cơ quan Sinh d*c, nhiễm virus herpes tại cơ quan Sinh d*c, viêm *m đ*o do trichomonas, bệnh hạ cam, u hạch bẹn, nghẻ, rận mu, viêm *m đ*o do vi khuẩn (giữa các môi). Tuy nhiên các bệnh như lỵ, viêm gan A, B, C, bệnh do amíp, giardia, Cryptosporidium, salmonella và campylobacterium cũng có thể truyền qua quan hệ T*nh d*c (miệng - hậu môn) đặc biệt HIV và AIDS lây truyền nhiều nhất qua quan hệ T*nh d*c ở những người đồng tính luyến ái, T*nh d*c khác giới cũng lây truyền bệnh này.

Nguy cơ xuất hiện bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c sau hành vi cưỡng hiếp còn chưa được nghiên cứu sâu. Nạn nhân của hành vi cưỡng hiếp có tỷ lệ bệnh cao (lậu cầu: 6%, C.trachomatis: 10%, T.vaginalis 15%, và viêm *m đ*o do vi khuẩn: 34%), và nguy cơ mắc bệnh sau cưỡng hiếp là rõ rệt nhưng vẫn thấp hơn tỷ lệ trước đó (lậu cầu 6 - 12%, C. trachomatis 4 - 17%, T. vaginalis 12%, giang mai 0,5 - 3% và viêm *m đ*o do vi khuẩn là 19%). Các nạn nhân cần được theo dõi trong vòng 24 giờ sau khi bị hiếp, phải làm xét nghiệm đối với lậu cẩu, C. trachomatis (nếu không nuôi cấy được thì có thể làm các test nucleic và test khuyếch đại), phải tìm virus herpes simplex và lấy dịch *m đ*o để xét nghiệm đối với trichomonas và các vi khuẩn gây viêm *m đ*o. Phải lấy máu ngay để chẩn đoán huyết thanh đối với bệnh giang mai, viêm gan B, HIV. Khám xét theo dõi các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c phải được nhắc lại sau 2 tuần vì mật độ của tác nhân gây bệnh có thể không đủ để cho kết quả nuôi cấy dương tính ở lần khám đầu. Các xét nghiệm huyết thanh đối với giang mai và HIV phải được làm lại trong thời gian 6,12, 24 tuần nếu như xét nghiệm ban đầu cho kết quả âm tính. Nếu người bị cưỡng hiếp được coi là nhiễm bệnh thì phải điều trị kháng sinh dự phòng. Vấn đề điều trị kháng sinh dự phòng còn nhiều bàn cãi. Có một số người cho rằng tất cả các bệnh nhân đều phải điều trị, một số khác thì cho rằng không cần điều trị nếu như không chắc chắn hoặc chỉ cho những bệnh nhân khi họ có yêu cầu. Nếu cần điều trị, phải tiêm vaccin phòng viêm gan B (không cần dùng immunoglobulin đối với viêm gan B; mũi vaccin đầu tiên được tiêm ngay sau đó, còn các mũi tiếp theo tiêm vào tháng thứ 1- 2 và tháng thứ 4 - 6); điều trị bằng ceftriaxon một liều duy nhất 125mg tiêm bắp, phối hợp thêm metromidazol 2g đường uống cũng một liều duy nhất và doxycycin 100mg đường uống, 21ần/ngày trong 7 ngày hoặc azithromycin 1g đường uống, một liều duy nhất. Nếu bệnh nhân có thai có thể thay thế doxycyclin bằng azithromycin và chỉ dùng metronidazol cho những bệnh nhân có thai trên 3 tháng.

Tuy rằng phải làm huyết thanh chẩn đoán HIV cho những người bị cưỡng hiếp khi họ được coi là có nguy cơ, nhưng nguy cơ nhiễm HIV thì hầu như là rất thấp. Vì điều trị dự phòng chống virus không được đặt ra nên cũng không có khuyến cáo chung và điều trị phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantruyennhiem/cac-benh-lay-truyen-qua-duong-tinh-duc/)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY