Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch và biện pháp điều trị tương ứng

Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được phát hiện và điều trị sớm để tiến triển nặng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh, trường hợp nặng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể dẫn tới biến chứng nặng, khi máu ứ trong lòng tĩnh mạch dễ hình thành các cục máu đông và trôi về tim, gây thuyên tắc động mạch phổi, có thể dẫn tới tử vong. vì vậy, chúng ta cần nắm được thông tin về các cấp độ suy giãn tĩnh mạch để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch (ảnh minh họa)

Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch và biểu hiện

cấp độ 0:suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ. ở giai đoạn này, các tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng. người bệnh chỉ có thể phát hiện ra mắc suy giãn tĩnh mạch nếu dùng các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.

cấp độ 1: các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra, có thể xuất hiện ở các vùng dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân… ở cấp độ này, suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện là cảm giác châm chích, mỏi chân, đau chân (tình trạng này nặng hơn khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều) nhưng dấu hiệu vẫn còn khá mờ nhạt, lúc có lúc không nên bệnh nhân thường không chú ý.

cấp độ 2: các tĩnh mạch đã giãn to. từ giai đoạn này trở đi, các dấu hiệu của bệnh sẽ rõ ràng hơn. những triệu chứng cụ thể gồm: đau nhức, tê bì chân, nặng chân và tĩnh mạch xanh tím bị nổi rõ trên da, chuột rút về đêm.

Cấp độ 3: Xuất hiện tình trạng bàn chân hoặc bắp chân bị sưng to, phù chân vào buổi chiều tối hoặc khi đứng nhiều.

cấp độ 4: do nguyên nhân ứ đọng máu nhiều ở ngoại vi nên da chân của bệnh nhân sẽ sậm màu hơn, đi kèm triệu chứng phù chân, xơ bì và sừng hóa. khi ấn ngón tay vào vùng suy giãn tĩnh mạch thì sẽ tạo ra vết lõm.

cấp độ 5: suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện là các tĩnh mạch nổi chằng chịt trên da, bắt đầu có vết loét ở chân.

Cấp độ 6: Xuất hiện nhiều vết loét ở chân, các vết loét to – nhỏ xen kẽ lẫn nhau, vết loét khá sâu và khó lành hơn.

Phương pháp điều trị tương ứng từng giai đoạn bệnh

Từ các cấp độ bệnh suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân:

điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ nhẹ (0 – 1)

Ở cấp độ này việc điều trị sẽ rất đơn giản bởi tĩnh mạch chỉ mới bị suy giãn nhẹ. điều trị sớm từ giai đoạn đầu giúp ngăn chặn tĩnh mạch suy giãn tiến triển tới các giai đoạn nặng, đồng thời phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm sau này.

Trong giai đoạn đầu, triệu chứng thoáng qua, không gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc mà chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt là được. Cụ thể:

– Chế độ ăn uống: Sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và E, uống nhiều nước, hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và bia, rượu…

Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin c và e tốt cho bệnh nhân giãn tĩnh mạch (ảnh minh họa)

– Chế độ sinh hoạt: Không ngồi hoặc đứng quá lâu, nên thay đổi tư thế liên tục, đi lại nhiều hơn.

– Chế độ tập luyện: Bệnh nhân có thể lựa chọn các môn thể dục thể thao phù hợp như yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe… Đồng thời, người bệnh nên đi tất y khoa trong quá trình luyện tập.

điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ tiến triển (2 – 3 – 4)

Ở giai đoạn này, suy giãn tĩnh mạch biểu hiện rõ ràng nên người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được. do các triệu chứng ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt hằng ngày nên người bệnh cần thăm khám để được hướng dẫn điều trị suy giãn tĩnh mạch, giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bệnh nhân chú ý sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc vì có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. đồng thời, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch giai đoạn tiến triển cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học và lành mạnh hơn để hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện khả năng hồi phục.

điều trị suy giãn tĩnh mạch cấp độ cuối (5 – 6)

Khi bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển tới cấp độ cuối thì bệnh nhân cần phải cẩn thận trước những biến chứng nguy hiểm như huyết khối tĩnh mạch, vỡ tĩnh mạch, lở loét hoại tử da… trong giai đoạn này, nếu các phương pháp điều trị thông thường không mang lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật. bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn và người bệnh sẽ không còn bị "tra tấn" bởi những triệu chứng khó chịu nữa.

Tuy nhiên, nếu không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thì sau đó người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát ở các vùng tĩnh mạch khác. do đó, bệnh nhân cần có những biện pháp phòng bệnh phù hợp cả trong đời sống sinh hoạt và chế độ ăn uống hằng ngày. trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ đúng mọi chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm được phân phối bởi:

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Gpharm

Địa chỉ: Tâng 4 HaPhan Building, số 1119 Trần Hưng Đạo, Phường 5, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/cac-cap-do-suy-gian-tinh-mach-va-bien-phap-dieu-tri-tuong-ung-20221019121210463.chn)

Tin cùng nội dung

  • Âm ngữ trị liệu đang là phương pháp tốt nhất cho bệnh nhân là trẻ tự kỷ.
  • Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát, bệnh nhân cần phải kiểm soát  lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức.
  • Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Các bác sĩ sử dụng thiết bị để loại bỏ cục máu đông để điều trị khối u gây ung thư thận.
  • Nồng độ axit trong dạ dày tăng cao gây nên chứng trào ngược axit. Thời gian dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến ung thư thực quản.
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Những biện pháp Tr*nh th*i an toàn và phù hợp với bạn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY