Khoa học hôm nay

Các nhà khoa học xác định người Việt Nam có giấc ngủ dài nhất trong các nước Đông Nam Á

Các nhà khoa học xác định người Việt Nam có giấc ngủ dài nhất trong các nước Đông Nam Á

Đại văn hào william shakespeare nói, giấc ngủ là “món chính trong bữa tiệc của cuộc đời và là món bổ dưỡng nhất”. chúng ta mất bao lâu mỗi đêm để nạp đầy giấc ngủ phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó, chủ yếu là tuổi tác.

Khảo sát quy mô lớn

Trong một công bố gần đây trên tạp chí Nature mô tả nghiên cứu toàn cầu về thời lượng giấc ngủ, Antoine Coutrot đến từ Đại học Lyon (Pháp) và các đồng nghiệp của ông đã phân tích dữ liệu từ hơn 730.000 người ở 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, được thu thập từ dự án Sea Hero Quest.

đây là nghiên cứu đơn lẻ lớn nhất về thời gian ngủ cho đến nay. mặc dù dựa trên các báo cáo tự báo cáo về lượng thời gian dành cho việc ngủ, có thể không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn, nhưng nó cho thấy các kiểu ngủ nhất quán trên toàn cầu và khẳng định tầm quan trọng của giấc ngủ đối với chức năng tinh thần.

trong số 730.000 người tham gia nghiên cứu về giấc ngủ, 381.153 được xác định là nam và 349.034 là nữ. tuổi trung bình là 38,71 tuổi. về trình độ văn hóa, 526.170 đã học đại học và 204.017 học trung học trở xuống. về môi trường sống, 222.097 sinh trưởng ở thành phố và 508.090 ở nông thôn. về cường độ lao động, 291.822 đi lại trung bình dưới 30 phút mỗi ngày, 254.362 trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 giờ và 183.764 hơn 1 giờ.

Đồng thời, nghiên cứu phân ra ba giai đoạn khác nhau ở những người ngủ trên toàn thế giới, tương ứng với giai đoạn thanh niên (19-34 tuổi), trung niên (35-54 tuổi), cao niên (55-70 tuổi).

Người trẻ ngủ nhiều hơn người lớn. Thời gian ngủ giảm mạnh xảy ra ở tuổi bước vào trung niên, từ khoảng 7,4 giờ đối với phụ nữ và 7,3 giờ đối với nam giới ở tuổi 19 xuống còn 7 giờ và 6,8 giờ  ở tuổi 35. Trong giai đoạn trung niên, thời lượng ngủ tiếp tục giảm dần, sau đó ổn định ở tuổi 50 với mức trung bình 6,9 giờ đối với nữ và 6,8 giờ đối với nam.

xu hướng giấc ngủ đảo ngược ở tuổi 55 trở đi. thời lượng giấc ngủ tăng lên cho đến khoảng 70 tuổi, đạt khoảng 7 giờ, tức là trở lại với thời nam 30 tuổi và nữ 25 tuổi.

trong giai đoạn sau của cuộc đời, lượng thời gian ngủ có liên quan đến chức năng nhận thức, được đo bằng khả năng điều hướng không gian, nhưng mối quan hệ này được xác định bằng một đường cong hình chữ u. nghĩa là, những người lớn tuổi ngủ 7 tiếng mỗi đêm có hiệu suất tốt nhất, trong khi những người chỉ ngủ 5 tiếng có hiệu suất kém hơn đáng kể và những người ngủ 10 tiếng hiệu suất cũng kém hơn người ngủ 7 tiếng.

Chuẩn mực văn hóa và vĩ độ địa lý

nhưng mô hình giấc ngủ cũng được điều chỉnh bởi các yếu tố khác, bao gồm thời gian đi làm, trình độ học vấn và giới tính. trung bình, phụ nữ ngủ nhiều hơn nam giới 7,5 phút.

thật kỳ lạ, địa lý cũng là một yếu tố. một nghiên cứu trước đó cho thấy sự khác biệt về thời lượng giấc ngủ ở chile, một quốc gia đặc biệt thích hợp để nghiên cứu sự khác biệt về vĩ độ do nước này hẹp lại trải dài từ bắc xuống nam, từ vùng nhiệt đới đến cận hàn đới. nghiên cứu đó cho thấy thời gian ngủ trung bình vào các ngày làm việc là 7 giờ 55 phút ở phía bắc và 8 giờ 20 phút ở phía nam. nói cách khác: người chile gần xích đạo ngủ ít hơn so với đồng hương của họ ở những nơi khác trong nước.

nghiên cứu đó mang lại kết quả hơi khác so với nghiên cứu hiện tại, cho thấy rằng, một người chile trung bình ngủ gần bằng mức trung bình toàn cầu. tuy nhiên, sự khác biệt trong nội bộ chile phù hợp với những phát hiện trong nghiên cứu toàn cầu, nghiên cứu này cũng cho thấy “mối tương quan tích cực giữa thời lượng giấc ngủ được báo cáo trung bình ở cấp quốc gia và khoảng cách của họ đến xích đạo”.

trong khi thời lượng giấc ngủ trung bình trên thế giới chỉ hơn 7 giờ, thì mức trung bình ở cấp quốc gia thay đổi gần một giờ. trong số 63 quốc tịch được nghiên cứu, người albania là những người ngủ lâu nhất, trung bình 7 giờ 32 phút mỗi đêm. con số đó nhiều hơn đáng kể so với người nhật, những người trung bình chỉ ngủ được 6 giờ 38 phút.

Vì vậy, còn gì để giải thích sự khác biệt? Theo các nhà nghiên cứu, ngoài vĩ độ địa lý thì còn do yếu tố văn hóa.

như một ví dụ về điều trước, báo cáo trích dẫn việc ngủ trưa tại nơi làm việc, điều này “có thể bị phản đối ở một số quốc gia (ví dụ mỹ hoặc pháp), trong khi các nước láng giềng của họ (ví dụ: tây ban nha hoặc ý) coi là bình thường”. ngoài ra, “các nước viễn đông, đặc biệt là nhật bản, được ghi nhận là ngủ ít hơn. điều này có thể được giải thích một phần bởi văn hóa làm việc ở những quốc gia này, nhật bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có 25% người lao động có việc làm làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần”.

xem xét sự khác biệt về mô hình giấc ngủ giữa các khu vực, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng thời lượng giấc ngủ được báo cáo được nhóm lại theo địa lý, với những người từ đông âu ngủ nhiều nhất và những người từ đông á ngủ ít nhất. mô hình này có liên quan đến vĩ độ, với những người ngủ nhiều hơn khi họ ở xa xích đạo.

tuy nhiên, địa lý chỉ là một yếu tố trong sự kết hợp phức tạp của các yếu tố dự đoán thời gian bạn sẽ ngủ tối nay. vì vậy, nếu việc đếm cừu không phù hợp với bạn, trước tiên hãy thử làm việc ít hơn, ăn uống điều độ hơn và tập thể dục nhiều hơn. còn nếu điều đó không hiệu quả, thì bằng mọi cách: di cư đến albania. còn nếu ở đông nam á thì theo nghiên cứu này, việt nam là nơi lý tưởng nhất để tìm giấc ngủ dài.

Xét theo cụm địa lý, nghiên cứu chia theo 7 vùng:

Cụm châu Phi: Nam Phi, Ai Cập.

Cụm Đông Âu: CH Czech, Hungary, Ba Lan, Romania, Nga, Slovakia, Ukraine, Albania, Serbia, Croatia, Albania, Macedonia, Síp.

Cụm Tây Âu: Đức, Áo, Thụy Sĩ, Anh, Ireland, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp.

Cụm Tây Á: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Li Băng, Iran.

Nhánh phía Tây: Mỹ, Canada, Úc, New Zealand.

Cụm Mỹ Latinh: Argentina, Peru, Chile, Bolivia, Colombia, Puerto Rico, Ecuador, Costa Rica, Venezuela, Uruguay, Brazil, Mexico.

Cụm Đông Á: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông (TQ), Đài Loan (TQ), Nhật Bản, Hàn Quốc.

Xét theo văn hóa, nghiên cứu chia ra 11 vùng

Cụm châu Phi: Nam Phi, Ai Cập.

Cụm Đông Âu: CH Czech, Hungary, Ba Lan, Romania, Nga, Slovakia, Ukraine, Albania, Serbia, Croatia, Albania, Macedonia, Síp.

Cụm Cận Đông: Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Iran.

Cụm German: Đức, Áo, Thụy Sĩ.

Cụm Bắc Âu: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Hà Lan.

Cụm Châu Âu Latinh: Pháp, Bỉ, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Israel.

Cụm Anglo: Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Anh, Ireland.

Cụm tiếng Ả Rập: Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Cụm Mỹ Latinh: Argentina, Peru, Chile, Bolivia, Colombia, Puerto Rico, Ecuador, Costa Rica, Venezuela, Uruguay, Brazil, Mexico.

Cụm Nho giáo châu Á: Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông (TQ), Đài Loan (TQ), Nhật Bản, Hàn Quốc.

cụm viễn đông: ấn độ, indonesia, malaysia, philippines, thái lan, việt nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://1thegioi.vn/cac-nha-khoa-hoc-xac-dinh-nguoi-viet-nam-co-giac-ngu-dai-nhat-trong-cac-nuoc-dong-nam-a-191746.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY