Nội khoa hôm nay

Các rối loạn xuất tinh làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Rối loạn xuất tinh là một quá trình phức tạp bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn nạp tinh và giai đoạn phóng tinh.

Các rối loạn xuất tinh bao gồm: rối loạn nạp tinh, không nạp tinh, tinh trùng và tinh dịch không có hoặc không đủ dẫn tới xuất tinh không có tinh dịch (khoái cảm khô); rối loạn phóng tinh sớm, phóng tinh muộn, không phóng tinh, phóng tinh ngược và phóng tinh đau. phóng tinh sớm hầu như không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai bởi người bị phóng tinh sớm đơn thuần họ vẫn có tinh trùng bình thường và khi tinh trùng được phóng vào cùng đồ *m đ*o thì chúng vẫn có khả năng thụ tinh được. trong các rối loạn xuất tinh trên thì chỉ một số trường hợp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như khoái cảm khô, phóng tinh muộn, không phóng tinh và phóng tinh ngược.

Khoái cảm khô

Tinh trùng cũng như dịch từ các tuyến Sinh d*c không được nạp vào để xuất ra có thể do viêm xơ dính toàn bộ đường dẫn tinh, túi tinh, đặc biệt là xơ dính do lao…hay người già tuyến Sinh d*c không còn hoạt động được nữa. Trong các trường hợp này người bệnh khi phóng tinh vẫn có khoái cảm bình thường nhưng không có dịch đi ra hoặc cùng lắm nếu có chỉ một hai giọt tinh dịch. Họ rất khó và không thể có con trong các trường hợp như thế này nếu không có sự can thiệp của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Xuất tinh muộn

Là tình trạng người nam rất khó và rất cố gắng mới có thể phóng được tinh ra, điều này làm cho cuộc giao hợp kéo dài hơn so với đáp ứng T*nh d*c thông thường. Sự kéo dài quá lâu tưởng rằng sẽ đem lại hưng phấn thích thú và sung sướng lâu dài cho người phụ nữ nhưng ngược lại nó làm cho người phụ nữ khó chịu đau rát và có thể gây sợ hãi quan hệ.

Thường thì quá trình xuất tinh sẽ đến vào lúc cả hai cơ thể đều đạt khoái cảm, với người phụ nữ khi đạt được khoái cảm sẽ là điều kiện rất tốt để hỗ trợ tinh trùng bơi trong đường Sinh d*c. những cơn co, nhịp co của tử cung vòi trứng lúc khoái cảm và sau đó giúp cho tinh trùng rất dễ vượt qua cửa cổ tử cung và di động nhanh chóng đến nơi thụ thai.

Nhưng ở cặp đôi có người chồng xuất tinh muộn lại khác, phần lớn người phụ nữ trong các tình huống này đều phải gượng ép, chịu đựng liên tiếp những kích thích T*nh d*c mà đáng lẽ theo S*nh l* họ sẽ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi thư giãn. do việc phải chịu đựng chuyện quan hệ quá lâu sẽ khiến âm hộ, *m đ*o khô rát gây cảm giác đau khó chịu và sợ quan hệ. do đau, sợ, cơ tử cung và đường Sinh d*c rơi vào trạng thái ức chế hoặc co thắt mà không có những cơn co S*nh l* theo kiểu nhu động làm cho tinh trùng rất khó di chuyển trong đường Sinh d*c nên khả năng thụ thai giảm.

Không phóng tinh

Là tình trạng dù cố gắng đến đâu người nam giới cũng không thể phóng tinh được, đây là tình trạng bệnh lý có nhiều nguyên nhân khác nhau cần xác định rõ nguyên nhân để điều trị hiệu quả. Bởi chúng ta biết không phóng được tinh ra tinh dịch sẽ không ra khỏi được đường dẫn tinh nam và không có con giống tham gia vào quá trình thụ thai.

Phóng tinh ngược

Phóng (xuất) tinh ngược cũng vậy là một nguyên nhân vô sinh do tinh trùng không đi ra ngoài được mà lại đi ngược vào trong bàng quang. nguyên nhân xuất tinh ngược thường có yếu tố tổn thương cơ thắt trong niệu đạo (cơ cổ bàng quang). sự không đóng được kín cơ này sẽ làm áp lực niệu đạo màng giảm, tinh trùng có thể được đẩy vào bàng quang ngay từ trong giai đoạn nạp tinh.

BS. Nguyễn Bá Hưng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cac-roi-loan-xuat-tinh-lam-anh-huong-toi-kha-nang-sinh-san-n147167.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn được chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư khi còn là thanh-thiếu niên, việc cân nhắc về khả năng sinh sản sau này là rất quan trọng nếu bạn muốn có con
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY